Kết quả nghiên cứu động thái diễn thế phục hồi rừng tại trạm đa dạng sinh học, Mê Linh – Vĩnh Phúc
05/08/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Lê Đồng Tấn (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật) và Ma Thị Ngọc Mai (Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên) thực hiện nhằm nghiên cứu quá trình biến đổi của thảm thực vật.
Nhóm tác giả nghiên cứu trên 3 đối tượng là thảm cỏ, thảm cây bụi và thảm rừng thứ sinh. Kết quả đã thống kê được 431 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó thảm cỏ có 212 loài, thảm cây bụi 324 loài và thảm rừng thứ sinh 290 loài.
Nghiên cứu quá trình diễn thế, đề tài cho thấy, giai đoạn rừng thứ sinh có 141 loài bị đào thải. Trong đó, giai đoạn thảm cỏ lên thảm cây bụi có 12 loài chiếm 8,51%. Giai đoạn thảm cây bụi lên thảm rừng thứ sinh 129 loài bị đào thải (chiếm 91,49%). Cũng trong quá trình đó, có 219 loài được bổ sung. Giai đoạn thảm cỏ lên thảm cây bụi có 124 loài (chiếm 56,62%). Giai đoạn thảm cây bụi lên thảm rừng thứ sinh có 95 loài (chiếm 43,38%). Với quá trình tỉa thưa diễn ra chủ yếu đối với nhóm cây bụi và chủ yếu diễn ra ở giai đoạn thảm cây bụi lên rừng cây tái sinh dưới tán.
Quá trình phát triển của thảm thực vật cho thấy, tỷ trọng nhóm cây trồi lên đất (Ph) và cây chồi ẩn (Cr) tăng từ thảm cỏ lên thảm cây bụi và thảm rừng thứ sinh. Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) và cây 1 năm có xu hướng giảm theo chiều ngược lại.
BH (theo Tạp chí Sinh học, số 2/08)