Tuyến nọc độc và đặc điểm dinh dưỡng của ba loài ốc cối
15/10/2013
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Ốc cối (Conus spp.) là động vật ăn thịt, săn mồi sống, sống chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới, vùng biển ấm, trong các rạn san hô. Thức ăn chính của chúng là các loài cá nhỏ, giun biển, động vật thân mềm…
Nhóm nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường (ĐH Nha Trang) đã khảo sát sự khác nhau về hình thái tuyến nọc độc, cấu trúc, hình thái răng kitin của ba loài ốc phổ biến đại diện cho phương thức dinh dưỡng khác nhau ở vùng biển Nam Trung bộ Việt Nam là: Conus striatus (ăn cá), C. textile (ăn động vật thân mềm) và C. vexillum (ăn giun biển). Loài ăn cá có khối lượng tuyến nọc độc lớn hơn, răng kitin nhiều ngạnh hơn so với hai loài còn lại.
Kết quả cho thấy tuyến nọc độc của ba loài ốc cối có quan hệ mật thiết với đặc điểm dinh dưỡng của loài. Mối quan hệ giữa các thành phần tuyến nọc độc với chế độ ăn của ba loài ốc cũng được nhóm nghiên cứu khảo sát làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu về độc tố ốc.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 1/2013)