SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng tích tụ carbon và hấp thu CO2 của loài cây Dà quánh và Cóc trắng tại rừng ngập mặn Cần Giờ

Coc_trang.jpgNgày 14-8, Sở KH&CN TP.HCM đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sinh khối Dà quánh (Ceriops zippeliana (Ceriops decandra)) và Cóc trắng (Lumnitzera racemosa) tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Đề tài do Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chủ trì và TS. Viên Ngọc Nam là chủ nhiệm. Kết quả được đánh giá có ý nghĩa thực tiễn cao vì đã tính toán được khả năng tích tụ carbon và hấp thu CO2 của hai loài cây Dà quánh tự nhiên và Cóc trắng trồng tại rừng ngập mặn Cần Giờ bằng nghiên cứu sinh khối trên mặt đất (thân, cành, lá).

Theo đó, lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô của các bộ phận cây cá thể theo loài cây có khác nhau: Dà quánh: lá > tổng sinh khối > cành > thân; Cóc trắng: lá > cành > tổng sinh khối > thân. Trung bình đường kính thân cây của quần thể Dà quánh là 2,78 ± 0,18cm, mật độ trung bình là 13.489 ± 1.464 cây/ha thì quần thể đó tích tụ được khoảng 19,22 ± 3,36 tấn C/ha trong cây, cũng có nghĩa là cây rừng hấp thụ được 70,54 ± 12,34 tấn CO2/ha.
Da_quanh.jpgTrung bình đường kính thân cây của quần thể Cóc trắng là 4,21 ± 0,47cm, mật độ trung bình là 7.310 ± 1.329 cây/ha thì quần thể đó tích tụ được khoảng 23,31 ± 5,20 tấn C/ha trong cây, hay cây rừng hấp thụ được 85,55 ± 19,10 tấn CO2/ha. Giá trị bằng tiền từ khả năng hấp thụ CO2 của Cóc trắng theo tuổi là: tuổi 4 là 250.419 đ/ha/năm; tuổi 11 là 1.220.347 đ/ha/năm; tuổi 13 là 1.469.584 đ/ha/năm; tuổi 15 là 1.487.838 đ/ha/năm; tuổi 17 là 1.603.127 đ/ha/năm. Giá trung bình cho 1 ha Dà quánh hấp thu CO2 là 24.449.117 đồng.
Lam Vân

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả