Đánh giá tác động của sự dâng cao mực nước biển hiện đại đến quá trình xói lở bờ biển ở Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó
02/04/2013
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) thực hiện.
Hình minh họa. Hiện tượng xói lở bờ biển đã và đang xảy ra phổ biến từ Móng Cái đến Hà Tiên, trong đó nhiều đoạn bờ đang bị xói lở nghiêm trọng. Các khảo sát trước đây thường chỉ chú ý đến sự thay đổi MNB và độ sâu đáy biển hiện tại mà bỏ qua biên độ sụt lún và nâng trồi của đáy biển. Do đó, nghiên cứu này đề xuất phương pháp tính toán tốc độ thay đổi mực nước biển (MNB) có tính đến yếu tố chuyển động kiến tạo.
Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tác động của sự dâng cao
hay mua sam MNB đến quá trình xói lở bờ của một số thủy vực tiêu biểu như các vùng cửa sông estuary (sông Bạch Đằng, sông Đồng Nai); sự xói lở cục bộ như bờ biển Hồ tàu ở cửa sông Cửu Long; bờ biển Nam Định của cửa sông Hồng do thiếu hụt trầm tích cục bộ. Riêng bờ biển miền Trung Việt Nam, quá trình xói lở chủ yếu xảy ra trên một bờ cát ven cửa sông do thiếu hụt trầm tích.
Những giải pháp ứng phó được đề xuất tương ứng với từng kịch bản dự báo dâng cao MNB (0,5 m; 1m) bao gồm: xây dựng đê biển, làm đường cầu trên cao qua các vùng đất thấp; trồng phi lao ven biển, cải tạo cồn cát thành vườn sinh thái "nhà-ao-vườn"; xây nhà dân theo thiết kế đặc thù chống bão và lũ lụt...
TN (Nguồn: Tạp chí KH-CN Việt Nam, số 1-2013)