SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp ở xã Vĩnh Quang Hải Phòng

Đề tài do tác giả Phạm Thiên Nga (Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường) và TS. Vũ Thanh Ca (Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam) thực hiện áp dụng cách tiếp cận đánh giá rủi ro của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và bảng rủi ro của Bộ Môi trường New Zealand để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến nông nghiệp, tập trung vào trồng lúa và nuôi tôm – hiện là nghề chủ yếu của nông dân xã Vinh Quang – Hải Phòng.
Theo đó, mức độ rủi ro khi không xảy ra vỡ đê được đánh giá từ thấp (L), vừa phải (M) đến rủi ro cao (H) với các mức độ tác động từ nhỏ đến trung bình và nghiêm trọng. Trong trường hợp vỡ đê, mức độ tác động tại địa phương là thảm khốc, rủi ro khi vỡ đê được đánh giá là rủi ro cực lớn, ở mức E, cần phải có hành động ngay lập tức để thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Một số biện pháp thích ứng được đề xuất trong đó bảo vệ đê là công việc quan trọng trước nhất. Bên cạnh chính sách hỗ trợ và các biện pháp của chính quyền, người dân cần được động viên để đóng góp cụ thể trong việc bảo vệ đê, gia cố đê, phát hiện sớm các đoạn đê xung yếu, bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn. Đồng thời triển khai các giải pháp thích ứng thuộc nhóm thực hành canh tác.
LV (nguồn: TC Khí tượng thủy văn, 9/2009)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả