SpStinet - vwpChiTiet

 

Năng lực đổi mới sáng tạo 2019

Đổi mới sáng tạo được xem là khâu đột phá chiến lược để tăng trưởng kinh tế. Các nước trên thế giới chú trọng thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ hiệu quả, đồng thời gắn kết sở hữu trí tuệ với hoạt động đổi mới sáng tạo.

Sáng tạo qua góc nhìn sáng chế

Các kết quả nghiên cứu khoa học, các sáng chế, sáng kiến, giải pháp kỹ thuật,…có khả năng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh thể hiện năng lực sáng tạo của một cá nhân hay tổ chức, là một trong các yếu tố quan trọng để đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội.

Tài liệu do WIPO công bố cho thấy xu thế sáng tạo và thị trường công nghệ trên thế giới, qua phân tích dữ liệu sáng chế đăng ký theo Hiệp ước Hợp tác sáng chế (PCT- Patent Cooporation Treaty). Theo đó, số đơn đăng ký sáng chế theo PCT trên toàn cầu tăng hàng năm, năm 2018 có 253.000 đơn. Từ 1995 trở về trước khoảng 88% đơn đăng ký sáng chế từ châu Âu và Bắc Mỹ, từ 1995 đến nay khu vực châu Á gia tăng số lượng đơn sáng chế, tăng mạnh kể từ cuối những năm 2000 đến nay (BĐ3). Đáng chú ý là Trung Quốc có số lượng đăng ký sáng chế PCT tăng mạnh, trong năm 2018 (chiếm 21,1%), trong khi giai đoạn 1978-2018 tỉ lệ này chỉ có 8,1 %. Tỉ lệ đơn sáng chế PCT của Mỹ năm 2018 giảm nhiều (22,2%) so với cả giai đoạn 1978-2018 là 31,1% (BĐ4).

BĐ3: Xu hướng đăng ký sáng chế PCT

BĐ4: Các quốc gia có nhiều đăng ký sáng chế PCT

Nguồn: WIPO, PCT Yearly Review 2019: The International Patent System.

Xu hướng đăng ký sáng chế PCT đa phần thuộc về lĩnh vực truyền thông, công nghệ thông tin, năng lượng và y học. Năm 2018, các lĩnh vực có nhiều đơn đăng ký sáng chế PCT là truyền thông kỹ thuật số (8,6%), kế đến là công nghệ máy tính (8,1%), máy móc thiết bị năng lượng điện (7%), kỹ thuật y học (6,7%),...(BĐ5, Bảng 4).

BĐ5: Xu hướng Top 10 công nghệ đăng ký sáng chế PCT

Nguồn: WIPO, PCT Yearly Review 2019: The International Patent System.

Bảng 4: Số lượng đăng ký sáng chế PCT theo phân loại công nghệ

STT

Lĩnh vực công nghệ

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tỉ lệ năm 2018

  1.  

Máy móc, thiết bị năng lượng điện

14.474

15.245

16.577

7,0

  1.  

Công nghệ nghe-nhìn

7.069

7.534

8.203

3,5

  1.  

Viễn thông

5.203

5.626

6.097

2,6

  1.  

Truyền thông kỹ thuật số

17.779

18.416

20.271

8,6

  1.  

Các phương pháp thông tin căn bản

1.380

1.315

1.703

0,7

  1.  

Công nghệ máy tính

17.164

19.137

19.152

8,1

  1.  

Các phương pháp công nghệ thông tin để quản lý

4.342

4.705

4.789

2,0

  1.  

Các dụng cụ bán dẫn

6.545

6.537

7.180

3,0

  1.  

Quang học

6.609

7.144

7.606

3,2

  1.  

Đo

9.340

10.087

10.798

4,6

  1.  

Phân tích vật liệu sinh học

1.742

1.891

1.914

0,8

  1.  

Điều khiển

3.668

4.283

5.190

2,2

  1.  

Kỹ thuật y học

14.272

15.031

15.826

6,7

  1.  

Hóa chất hữu cơ tinh khiết

5.713

5.683

5.773

2,4

  1.  

Công nghệ sinh học

5.972

6.550

6.608

2,8

  1.  

Dược phẩm

8.216

8.759

9.114

3,8

  1.  

Hóa học cao phân tử, vật liệu polymer

3.806

3.917

4.238

1,8

  1.  

Hóa thực phẩm

1.947

1.957

2.100

0,9

  1.  

Vật liệu hóa học cơ bản

5.475

5.640

5.565

2,3

  1.  

Vật liệu, luyện kim

3.894

4.090

4.327

1,8

  1.  

Công nghệ xử lý bề mặt, phủ bề mặt

3.280

3.576

3.703

1,6

  1.  

Công nghệ nano và vi cấu trúc

369

387

360

0,2

  1.  

Kỹ thuật hóa học

4.357

4.674

4.873

2,1

  1.  

Công nghệ môi trường

2.587

2.646

2.729

1,2

  1.  

Vận hành, xử lý

5.046

5.499

5.868

2,5

  1.  

Máy công cụ

3.633

3.586

4.084

1,7

  1.  

Động cơ, máy bơm, tuabin

5.607

5.623

5.651

2,4

  1.  

Máy dệt, máy sản xuất giấy

2.532

2.601

2.750

1,2

  1.  

Các máy móc chuyên dụng khác

5.754

6.417

6.969

2,9

  1.  

Các phương pháp và thiết bị nhiệt

3.146

3.616

3.864

1,6

  1.  

Chi tiết cơ khí

5.759

6.110

6.174

2,6

  1.  

Giao thông vận tải

8.725

9.760

10.867

4,6

  1.  

Đồ nội thất, trò chơi

4.032

4.406

4.656

2,0

  1.  

Hàng tiêu dùng khác

4.743

4.992

5.386

2,3

  1.  

Kỹ thuật xây dựng dân dụng

6.260

6.104

6.108

2,6

Nguồn: WIPO, PCT Yearly Review 2019: The International Patent System.

Theo chủ thể nộp đơn đăng ký sáng chế, doanh nghiệp chiếm phần lớn số lượng sáng chế theo PCT, năm 2018 là 85,3%, kế đến là các cá nhân và đại học (BĐ6). Xét theo thu nhập, trong nhóm các nền kinh tế thu nhập cao, doanh nghiệp chiếm đa số đơn đăng ký sáng chế PCT như ở Thụy Điển và Nhật, với hơn 95%, tỉ lệ này ở Singapore là 58,7% (BĐ7). Nhóm thu nhập trung bình, tỉ lệ các chủ thể đăng ký sáng chế PCT tùy theo từng quốc gia, như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,…doanh nghiệp chiếm đa số đơn đăng ký sáng chế PCT, trong khi các nước  như Kazakhstan, Ai Cập, Iran, Ukraine tỉ lệ doanh nghiệp đăng ký sáng chế PCT rất thấp (BĐ8).

BĐ6: Đơn đăng ký sáng chế PCT theo chủ thể

Nguồn: WIPO, PCT Yearly Review 2019: The InternationalPatent System.

BĐ7: Đăng ký sáng chế PCT theo chủ thể của 20 nền kinh tế có thu nhập cao, năm 2018

Nguồn: WIPO, PCT Yearly Review 2019: The International Patent System.

BĐ8: Đăng ký sáng chế PCT theo chủ thể của 20 nền kinh tế có thu nhập trung bình, năm 2018

Nguồn: WIPO, PCT Yearly Review 2019: The International Patent System.

Các doanh nghiệp dẫn đầu đăng ký sáng chế PCT đa số hoạt động trong lĩnh điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông. Năm 2018, Huawei Technologies Co (Trung Quốc) đứng đầu với 5.405 đơn, kế đến là Mitsubishi Electric Corporation (Nhật) với 2.812 đơn (Bảng 5).

Bảng 5: Các doanh nghiệp dẫn đầu về số lượng đơn đăng ký sáng chế PCT

Thứ hạng

Đơn vị

Quốc gia

Số lượng đơn đăng ký sáng chế PCT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

  1.  

Huawei Technologies Co., Ltd.

Trung Quốc

3.692

4.024

5.405

  1.  

Mitsubishi Electric Corporation

Nhật

2.053

2.521

2.812

  1.  

Intel Corporation

Mỹ

1.692

2.637

2.499

  1.  

Qualcomm Incorporated

Mỹ

2.466

2.163

2.404

  1.  

Zte Corporation

Trung Quốc

4.123

2.965

2.080

  1.  

Samsung Electronics Co., Ltd.

Hàn Quốc

1.672

1.757

1.997

  1.  

Boe Technology Group Co.,Ltd

Trung Quốc

1.673

1.818

1.813

  1.  

Lg Electronics Inc.

Hàn Quốc

1.888

1.945

1.697

  1.  

Telefonaktiebolaget Lm Ericsson

Thụy Điển

1.608

1.564

1.645

  1.  

Robert Bosch Corporation

Đức

1.274

1.354

1.524

  1.  

Microsoft Technology Licensing, Llc

Mỹ

1.528

1.536

1.476

  1.  

Panasonic Intellectual Property Management Co., Ltd.

Nhật

1.189

1.280

1.465

  1.  

Sony Corporation

Nhật

1.665

1.735

1.342

  1.  

Siemens Aktiengesellschaft

Đức

1.138

1.063

1.211

  1.  

Hewlett-Packard Development Company, L.P.

Mỹ

1.743

1.519

1.170

  1.  

Sharp Kabushiki Kaisha

Nhật

1.205

963

1.132

  1.  

Guang Dong Oppo Mobile Telecommunications Corp., Ltd

Trung Quốc

80

474

1.042

  1.  

Koninklijke Philips Electronics N.V.

Hà Lan

1.137

1.077

1.033

  1.  

Denso Corporation 

Nhật

986

968

998

  1.  

Lg Chem, Ltd.

Hàn Quốc

671

850

969

  1.  

Fujifilm Corporation

Nhật

968

970

962

  1.  

Nec Corporation

Nhật

1.056

899

947

  1.  

Murata Manufacturing Co., Ltd.

Nhật

681

684

889

  1.  

Google Inc.

Mỹ

587

789

836

  1.  

Olympus Corporation

Nhật

1.077

934

750

Nguồn: WIPO, PCT Yearly Review 2019: The International Patent System.

Đo sức sáng tạo

Xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các nền kinh tế được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO- World Intellectual Property Organization) phối hợp với Viện INSEAD (Pháp) và Đại học Cornell (Hoa Kỳ) thực hiện hàng năm dựa trên chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII - Global Innovation Index). Năm 2019, đánh giá xếp hạng GII của 129 nền kinh tế có 80 tiểu chỉ số thuộc 7 trụ cột chính, trong đó có 5 trụ cột đầu vào (thể chế vĩ mô, nguồn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, thị trường và môi trường kinh doanh) và 2 trụ cột đầu ra (sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo) (BĐ1).

BĐ1: Các trụ cột trong chỉ số GII

Nguồn: WIPO, Cornell University, INSEAD; The Global Innovation Index 2019.

Năm 2019, Thụy Sỹ dẫn đầu toàn cầu về GII, tiếp theo là Thụy Điển và Mỹ (Bảng 1). Trong 10 nền kinh tế hàng đầu về đổi mới sáng tạo, Israel lần đầu tiên có mặt, Thụy Điển trở lại vị trí thứ 2 sau khi xuống thứ 3 năm 2018, Mỹ tiến lên vị trí thứ ba, vượt lên 3 bậc so với 2018 (BĐ2).

Bảng 1: 20 nền kinh tế dẫn đầu về đổi mới sáng tạo năm 2019

Thứ hạng GII 2019

Quốc gia (Thứ hạng 2018)

Thứ hạng 2019

Quốc gia (Thứ hạng 2018)

  1.  

Thụy Sỹ (1)

11.

Hàn Quốc (12)

  1.  

Thụy Điển (3)

12.

Ireland (10)

  1.  

Mỹ (6)

13.

Hong Kong (14)

  1.  

Hà Lan (2)

14.

Trung Quốc (17)

  1.  

Vương Quốc Anh (4)

15.

Nhật (13)

  1.  

Phần Lan (7)

16.

Pháp (16)

  1.  

Đan Mạch (8)

17.

Canada (18)

  1.  

Singapore (5)

18.

Luxemburg (15)

  1.  

Đức (9)

19.

Na Uy (19)

  1.  

Israel (11)

20.

Iceland (23)

Nguồn: Cornell University, INSEAD,; The Global Innovation Index 2019.

BĐ 2: 10 nền kinh tế dẫn đầu về đổi mới sáng tạo qua các năm

Nguồn: Cornell University, INSEAD, WIPO; The Global Innovation Index 2019. 

Kết quả GII 2019 cho thấy triển vọng tích cực của hoạt động đổi mới sáng tạo khu vực châu Á. Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc là các nền kinh tế có chỉ số đổi mới sáng tạo đứng đầu khu vực châu Á, chiếm vị trí GII trên toàn cầu lần lượt là 8, 11 và 14; đáng chú ý  là  Ấn Độ đứng đầu khu vực Trung và Nam Á, vượt lên vị trí 52  trên toàn cầu (Bảng 2). Việt Nam tiến bộ ở cả nhóm chỉ số đầu vào (tăng 2 bậc so với năm 2018) và đầu ra (tăng 4 bậc so với năm 2018), xếp hạng  42/129 nền kinh tế, tăng 3 bậc so với năm 2018, dẫn đầu nhóm có thu nhập trung bình thấp (Bảng 3).

Bảng 2: Các nền kinh tế dẫn đầu về đổi mới sáng tạo theo khu vực năm 2019

Quốc gia

Thứ hạng GII

Chỉ số sáng tạo

1.Bắc Mỹ

Mỹ

3

61,73

Canada

17

53,88

2.Châu Âu

Thụy Sỹ

1

67,24

Thụy Điển

2

63,65

Hà Lan

4

61,44

Vương Quốc Anh

5

61,30

Phần Lan

6

59,83

3.Đông Nam Á, Đông Á  và châu Đại dương

Singapore

8

58,37

Hàn Quốc

11

56,55

Hong Kong

13

55,54

Trung Quốc

14

54,82

 Nhật

15

54,68

4.Bắc Phi và Tây Á

Israel

10

57,43

Cyprus

28

48,34

United Arab Emirates

36

42,17

Georgia

48

36,98

Turkey

49

36,95

5. Mỹ La tinh và Vùng Caribe

Chi lê

51

36,64

Costa Rica

55

36,13

Mexico

56

36,06

Uruguay

62

34,32

Brazil

66

33,82

6. Trung và Nam Á

Ấn Độ

52

36,58

Iran

61

34,43

Kazakhstan

79

31,03

   Sri Lanka

89

28,45

   Kyrgyzstan

90

28,38

7. Hạ Sahara châu Phi

Nam Phi

63

34,04

Kenya

77

31,13

Mauritius

82

30,61

Botswana

93

27,43

Rwanda

94

27,38

Nguồn: WIPO, Cornell University, INSEAD; The Global Innovation Index 2019.
Bảng 3: Các nền kinh tế dẫn đầu về đổi mới sáng tạo theo thu nhập, năm 2019

Thứ tự

Thu nhập cao 

(Thứ hạng GII 2019)

Thu nhập trung bình cao

(Thứ hạng GII 2019)

Thu nhập trung bình thấp
(Thứ hạng GII 2019)

Thu nhập thấp

(Thứ hạng GII 2019)

  1.  

Thụy Sỹ (1)

Trung Quốc (14)

Việt Nam (42)

Rwanda (94)

  1.  

Thụy Điển (2)

Malaysia (35)

Ukraine (47)

Senegal (96)

  1.  

Mỹ (3)

Bulgaria (40)

Georgia (48)

Tanzania (97)

  1.  

Hà Lan (4)

Thái Lan (43)

Ấn Độ (52)

Tajikistan (100)

  1.  

Vương Quốc Anh (5)

Montenegro (45)

Mongolia (53)

Uganda (102)

  1.  

Phần Lan (6)

Nga (46)

Philippines (54)

Nepal (109)

  1.  

Đan Mạch (7)

Thổ Nhĩ Kỳ (49)

Moldova (58)

Ethiopia (111)

  1.  

Singapore (8)

Romania (50)

Tunisia (70)

Mali (112)

  1.  

Đức (9)

Costa Rica (55)

Morocco (74)

Burkina Faso (117)

  1.  

Israel (10)

Mexico (56)

Kenya (77)

Malawi (118)

Nguồn: WIPO, Cornell University, INSEAD; The Global Innovation Index 2019.

Anh Vũ (CESTI)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả