SpStinet - vwpChiTiet

 

Sách giáo khoa điện tử đầu tiên cho người khiếm thị

Người dùng chỉ cần cắm thẻ nhớ (hoặc USB) vào sách, phần mềm có sẵn trong sách sẽ chuyển đổi thông tin sang định dạng thích hợp để chuyển vào màn hình dưới dạng chữ nổi Braille.
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Giáo dục tổng thể Đại học quốc gia Tyumen của Nga đã sáng tạo ra loại sách giáo khoa điện tử đầu tiên trên thế giới dành cho người khiếm thị.
 
Theo ông Aidar Fakhrutdinov, đại diện của trường, loại sách giáo khoa điện tử này có tên là "See all", gồm 2 bộ phận riêng biệt cho học sinh và giáo viên, nhờ đó họ có thể gửi tin nhắn cho nhau trong khi học.
 
Sách có khả năng nhận tất cả các định dạng file, kể cả file âm thanh và hình ảnh. Người dùng chỉ cần cắm thẻ nhớ (hoặc USB) vào sách, phần mềm có sẵn trong sách sẽ chuyển đổi thông tin sang định dạng thích hợp để chuyển vào màn hình dưới dạng chữ nổi Braille. Sách có kèm theo một loại bút chuyên dụng cho người dùng.
 
Sau khi ấn định được thời hạn chế tạo loại sách này hàng loạt, các nhà sáng tạo sẽ kết nối sách lên mạng Internet, giúp người khiếm thị tiếp cận với mọi thông tin. 
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả