Chúng ta đều biết web là nguồn tài nguyên tuyệt vời. Tuy nhiên, trừ khi bạn "ăn, ngủ" cùng với web, không dễ gì tìm được những trang web tốt nhất. Đây không phải là danh sách "Top 10" mà chỉ là các trang web thường được tham khảo và cung cấp nhiều điều thú vị.
1) Tìm hiểu về Khoa học
Trang web Understanding Science (http://undsci.berkeley.edu) của đại học Berkeley gần như "phải dùng" đối với tất cả giáo viên khoa học. Đây là một nguồn tuyệt vời để hiểu thêm về quá trình khoa học. Nguồn tài nguyên này đi sâu hơn nhiều so với mô hình "PHEOC" (Problem-Hypohesis-Experiment-Observation-Conclusion) thông thường, chú trọng thẩm định chéo, thử nghiệm các ý tưởng, sơ đồ khoa học và danh sách kiểm tra "các chuẩn khoa học". Understanding Science cũng cung cấp nhiều tài nguyên giảng dạy bao gồm các điển cứu về các khám phá khoa học và các chương trình học cho từng cấp lớp.
2) Tạp chí nghiên cứu thực địa
Dự án Field Book (http://www.mnh.si.edu/rc/fieldbooks/) của Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên và Viện Lưu trữ Smithsonian nhằm tạo lập kho lưu trữ cho tất cả các tạp chí nghiên cứu thực địa và các tài liệu khác. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ từ các tạp chí nghiên cứu thực địa cho lớp học của mình.
3) Sự tiến hóa
Trang web Understanding Evolution (http://evolution.berkeley.edu/) của Berkeley là tiền thân của Understanding Science. Trang web này có rất nhiều tài nguyên, mẩu tin và bài học để giảng dạy về sự tiến hóa. Mục Lessons (bài học) cung cấp những kiến thức căn bản phù hợp giúp học sinh ở mọi cấp lớp có được hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình tiến hóa. Bài giảng Evo 101 cho một cái nhìn tổng quan tuyệt vời về tính khoa học đằng sau sự tiến hoá và nhiều bằng chứng hỗ trợ lý thuyết này.
4) Mô phỏng PhET
PhET (http://phet.colorado.edu) của đại học Colorado cung cấp một số mô phỏng tuyệt vời về vật lý, hóa học và sinh học. Trang web này còn cho phép giáo viên tham gia đóng góp kinh nghiệm phòng lab (thí nghiệm), bài tập về nhà và các câu hỏi khái niệm có thể dùng với các bài mô phỏng.
5) Khám phá Trái đất
Earth Exploration Toolbook (http://serc.carleton.edu/eet/index.html) cung cấp một loạt hoạt động, công cụ và điển cứu để khai thác các bộ dữ liệu.
6) Tìm hiểu môi trường
Exploring the Environments (http://www.cotf.edu/ete/modules/modules.html) cung cấp nhiều mô hình khoa học, hình ảnh và dữ liệu từ Nasa, được chia thành từng module, rất hữu ích để tìm hiểu và dạy học.
7) EdHeads tương tác
Edheads (http://edheads.org) cung cấp các mô phỏng và hoạt động trên web cho trẻ. Các hoạt động hiện nay tập trung vào các tiến trình phẩu thuật mô phỏng, thiết kế điện thoại di động (cùng với nghiên cứu thị trường), máy móc đơn giản, và dự báo thời tiết.
8) Cố vấn thực vật
Bạn dạy về thực vật? Hãy truy cập Planting Science (http://www.plantingscience.org) để kết nối sinh viên của bạn với các nhà cố vấn khoa học và dự án hợp tác nghiên cứu. Thông điệp từ dự án:
Planting Science là một tài nguyên học tập và nghiên cứu, đưa sinh viên, nhà khoa học và giảng viên lại với nhau. Sinh viên tham gia vào các thí nghiệm nghiên cứu thực vật, làm việc với đồng nghiệp và các nhà cố vấn khoa học để tạo dựng việc hợp tác và nâng cao hiểu biết về khoa học.
9) Bảng Tuần hoàn video
Hãy truy cập The Periodic Table of Videos (http://www.periodicvideos.com) để xem các video về các nguyên tố hóa học và các chủ đề hoá học khác.
10) Thêm video...
Có bao nhiêu video được xem trên Youtube trong năm qua? Chỉ riêng video về giáo dục đã có 22 tỷ lượt xem! Tháng 10 năm rồi, YouTube đã công bố một dự án nhằm tạo thêm các kênh video mới chuyên về giáo dục. Các kênh đầu tiên tập trung vào khoa học và toán học. Dưới đây là một số kênh:
Và còn nhiều trang web khoa học hay khác ...
P.U (theo edutopia)