SpStinet - vwpChiTiet

 

Lá chắn mặt trời

Các nhà khoa học tuyên bố họ có thể đối phó với sự ấm dần lên toàn cầu bằng việc bắn vào vũ trụ hàng tỉ tấm gương cản trở tia nắng mặt trời, tạo ra một "bóng râm" rộng khoảng 260.000 km vuông.

Theo nhà thiên văn học, tiến sĩ Roger Angel thuộc Đại học Arizona ( -  Mỹ), hàng tỉ tấm gương sẽ được bắn ở độ cao khoảng 1.600 km so với bề mặt trái đất bằng một siêu đại bác có đường kính không tưởng là hơn 0,9 km! Khẩu đại bác này sẽ có lực bắn lớn hơn 100 lần so với các loại vũ khí thông thường và cần một khu vực cách ly nhiều cây số. 
Bất chấp những trở ngại tài chính hiển nhiên, bao gồm chi phí ước tính là 350 tỉ USD cho dự án đầy tham vọng này, tiến sĩ Angel tự tin nó sẽ được thực hiện. "Cái chúng tôi đã tạo ra chắc chắn có hiệu quả và một phương pháp được bảo đảm là hữu dụng. Các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ thực thi dự án trong vòng 20-30 năm nữa", ông Angel nói với báo Daily Telegraph.
Tiến sĩ Angel đã bảo đảm được tài trợ của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ cho một dự án thí điểm và nhà phát minh người Anh Tod Todeschini, 38 tuổi, đã được ủy nhiệm xây dựng một phiên bản nhỏ của khẩu đại bác.
Todeschini đã xây dựng khẩu đại bác dài 4 mét tại xưởng của mình ở Sandlake, hạt Oxfordshire (Anh), nhằm phục vụ cho một bộ phim tài liệu truyền hình điều tra lý thuyết lá chắn mặt trời. Todeschini cho biết đây là khẩu đại bác đầu tiên mà anh chế tạo. "Thật là nguy hiểm. Tôi định bụng chế tạo khẩu súng có 1.500 lực G nhưng cuối cùng tạo ra đến 10.000 lực G, nên tôi phải hạ lực bắn của súng xuống. Phần lớn vũ khí dùng trong quân sự chỉ tạo ra 100 lực G. Nguy hiểm chủ yếu là điện giật".
Theo tiến sĩ Angel, nếu dự án lá chắn mặt trời thành công, các tấm gương được bắn lên vũ trụ có thể được sử dụng đến nửa thế kỷ trước khi thay mới. Theo ông, dự án này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng ấm dần lên toàn cầu trong nhiều thế kỷ sau này. "Hiện tại các khoản chi phí cần thiết nghe có vẻ rất lớn, nhưng xét trên bình diện lớn hơn, đó là cái giá đáng phải trả. Sau 50 năm, các tấm gương sẽ bị hư hỏng và vì vậy sẽ cần phải bắn thấu kính mới vào không gian nhằm bảo đảm lá chắn được liên tục", ông nói. Ông Angel, một chuyên gia đi tiên phong trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, đang tạo ra những phương pháp làm thấu kính giá rẻ nhằm kéo giá thành của dự án xuống.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu ( thuc pham chuc nang qivana ) thuộc Đại học Victoria (Canada) đang thử nghiệm lý thuyết lá chắn mặt trời bằng những mô phỏng trên máy tính.
LV (theo Thanh niên)