Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) là các doanh nghiệp xây dựng và hoạt động dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; có khả năng tăng trưởng nhanh về doanh thu hoặc khách hàng; có vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và việc làm cho xã hội. Hệ sinh thái khởi nghiệp (startup ecosystem) là môi trường mà một quốc gia hay lãnh thổ thiết lập để các tác nhân như các nhà đầu tư thiên thần/mạo hiểm, các ngân hàng/các thực thể tài chính, các trường đại học, doanh nghiệp, các cơ quan khu vực nhà nước,…kết nối với nhau nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Startup Genome, tổ chức chuyên nghiên cứu về startup có trụ sở tại Mỹ, hàng năm công bố kết quả phân tích, đánh giá những hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn cầu thông qua dữ liệu các startup, khảo sát các nhà sáng lập, nhà đầu tư và phỏng vấn các chuyên gia trên thế giới. Báo cáo “Global Startup Ecosystem Report 2017” về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2017 đã đánh giá 55 hệ sinh thái khởi nghiệp của 28 quốc gia và xếp hạng top 20 hệ sinh thái. Báo cáo này cho thấy, tinh thần khởi nghiệp đang dần chuyển dịch về châu Á, với sự xuất hiện nhiều thành phố khởi nghiệp. Trong top 20 hệ sinh thái khởi nghiệp có 5 ở châu Á, còn lại 9 ở Bắc Mỹ và 6 ở châu Âu. Nổi bật về phát triển startup được ghi nhận ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Stockholm. Ba nơi này đều lần đầu vào top 20 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, với vị trí ấn tượng lần lượt là 4, 8 và 14. Bắc Kinh nổi lên nhờ vào chỉ số hiệu suất hoạt động và kinh nghiệm khởi nghiệp, Thượng Hải có ưu thế về tài trợ vốn và Stockholm nhờ chỉ số tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, Thung lũng Silicon vẫn là địa chỉ tiếp tục thống trị toàn diện các chỉ số trong đánh giá xếp hạng, đứng vị trí đầu tiên về hiệu suất hoạt động, tài trợ vốn, tiếp cận thị trường, kinh nghiệm khởi nghiệp, và thứ hai về tài năng (Bảng 1).
Bảng 1: 20 hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu thế giới
Xếp hạng
|
Khu vực
|
Tăng/giảm thứ hạng so với năm trước
|
Hiệu suất hoạt động (Performance)
|
Tài trợ vốn (Funding)
|
Tiếp cận thị trường (Market reach)
|
Tài năng (Talent)
|
Kinh nghiệm khởi nghiệp (Startup experience
|
Chỉ số tăng trưởng (Growth index)
|
1
|
Silicon Valley (Mỹ)
|
0
|
1
|
1
|
1
|
2
|
1
|
4,2
|
2
|
New York (Mỹ)
|
0
|
3
|
2
|
3
|
7
|
4
|
4,5
|
3
|
London (Anh)
|
ꜛ3
|
4
|
4
|
2
|
10
|
5
|
4,8
|
4
|
Bắc Kinh (Trung Quốc)
|
Mới
|
2
|
5
|
19
|
8
|
2
|
4,4
|
5
|
Boston (Mỹ)
|
ꜜ1
|
6
|
6
|
12
|
4
|
3
|
4,0
|
6
|
Tel Aviv (Israel)
|
ꜜ1
|
9
|
8
|
4
|
11
|
7
|
4,5
|
7
|
Berlin (Đức)
|
ꜛ2
|
7
|
9
|
6
|
5
|
10
|
4,6
|
8
|
Thượng Hải (Trung Quốc)
|
Mới
|
8
|
3
|
10
|
9
|
13
|
5,5
|
9
|
Los Angeles (Mỹ)
|
ꜜ6
|
5
|
7
|
15
|
14
|
11
|
4,2
|
10
|
Seatle (Mỹ)
|
ꜜ2
|
12
|
13
|
14
|
3
|
6
|
4,5
|
11
|
Paris (Pháp)
|
0
|
14
|
14
|
9
|
16
|
8
|
4,2
|
12
|
Singapore
|
ꜜ2
|
16
|
16
|
11
|
1
|
20
|
4,6
|
13
|
Austin (Mỹ)
|
0
|
15
|
11
|
18
|
6
|
9
|
4,3
|
14
|
Stockholm (Thụy Điển)
|
Mới
|
17
|
20
|
8
|
18
|
12
|
5,3
|
15
|
Vancouver (Canada)
|
ꜛ3
|
19
|
19
|
7
|
15
|
15
|
4,3
|
16
|
Toronto (Canada)
|
ꜛ1
|
18
|
12
|
5
|
20
|
18
|
4,7
|
17
|
Sydney (Úc)
|
ꜜ1
|
20
|
10
|
13
|
12
|
17
|
6,3
|
18
|
Chicago (Mỹ)
|
ꜜ11
|
13
|
15
|
20
|
13
|
14
|
3,9
|
19
|
Amsterdam (Hà Lan)
|
0
|
10
|
17
|
17
|
19
|
16
|
4,8
|
20
|
Bagalore (Ấn Độ)
|
ꜜ5
|
11
|
18
|
16
|
17
|
19
|
4,7
|
Nguồn: Startup Genome, Global Startup Ecosystem Report 2017.
Gọi vốn đầu tư là quá trình quan trọng của một startup. Quá trình này trải qua nhiều vòng khác nhau và startup sẽ được định giá trước mỗi vòng gọi vốn. Các vòng gọi vốn cơ bản gồm: vòng đầu tư vốn hạt giống (seed funding) sẽ nhận đầu tư từ những nhà đầu tư thiên thần; vòng gọi vốn đầu tiên (series A) là vòng đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm, startup nhận đầu tư vòng serie A thường đã có doanh thu và có nhu cầu mở rộng quy mô doanh nghiệp; tiếp theo là series B, series C,…là các vòng gọi vốn tiếp theo, tùy vào đặc thù của từng startup.
Dòng vốn đầu tư vẫn đang tiếp tục rót vào các startup trên toàn cầu, vốn đầu tư mạo hiểm vào startup năm 2017 đạt cao nhất trong thập kỷ qua, với hơn 140 tỉ USD. Tổng giá trị tạo ra từ nền kinh tế khởi nghiệp toàn cầu giai đoạn 2015-2017 lên đến 2,3 ngàn tỉ USD, tăng 25,6% so với giai đoạn 2014-2016. Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm chảy vào các startup ở châu Á Thái Bình Dương gia tăng mạnh kể từ năm 2013, nhưng lại có xu hướng giảm ở Mỹ. Năm 2017, tỷ lệ quỹ mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp ở hai khu vực này đã nhích lại gần nhau, dù vậy Mỹ vẫn dẫn đầu thu hút đầu tư mạo hiểm vào các startup (BĐ1).
BĐ1: Đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp theo khu vực
Nguồn: Startup Genome, Global Startup Ecosystem Report 2018.
Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở châu Âu và châu Á phần lớn từ chính sách ưu tiên và đầu tư của chính phủ để thúc đẩy sự tăng trưởng các startup, riêng Mỹ dựa nhiều vào khu vực tư nhân. Những năm gần đây Trung Quốc phát triển mạnh các công ty khởi nghiệp nhưng Mỹ vẫn chiếm ưu thế trên toàn cầu, dù có sự sụt giảm về giá trị khởi nghiệp (startup valuation) (BĐ2).
BĐ2: Tỷ lệ giá trị khởi nghiệp theo khu vực
Nguồn: Startup Genome, Global Startup Ecosystem Report 2017.
Khi startup phát triển đủ mạnh sẽ bước vào giai đoạn trưởng thành, còn gọi là giai đoạn thoái vốn/hoàn vốn (exiting stage), và tiến hành thoái vốn/hoàn vốn cho nhà đầu tư theo tỷ lệ đã thỏa thuận. Có hai cách để startup thoái vốn là: (1) Mua bán và sát nhập (M&A - Merger and Acquisition), có thể là bán toàn bộ hoặc từng phần, từng sản phẩm, hay tài sản trí tuệ,…; (2) Đưa lên sàn chứng khoán (IPO - Initial Public Offering), lúc này doanh nghiệp không còn gọi là startup nữa.
Giá trị trưởng thành (Exit Value) cho thấy khả năng tạo việc làm và tạo tăng trưởng kinh tế của các startup, đồng thời thể hiện hiệu quả của hệ sinh thái khởi nghiệp. Dù có dấu hiệu đi xuống, nhưng trong mười năm qua, các startup của Mỹ vẫn luôn chiếm trên 60% giá trị trưởng thành trên toàn cầu; trong khi đó tỷ lệ giá trị trưởng thành khu vực châu Âu có xu hướng đi lên (BĐ3).
BĐ3: Tỷ lệ giá trị trưởng thành các startup theo khu vực
Nguồn: Startup Genome, Global Startup Ecosystem Report 2018.
Giai đoạn 2014-2016, Thung lũng Silicon ở vị trí số một với tổng giá trị trưởng thành của các startup là 100 tỉ USD, Bắc Kinh xếp thứ hai với khoảng 30 tỉ USD, kế đến là London, New York,… (BĐ4).
BĐ4: 20 hệ sinh thái dẫn đầu về giá trị trưởng thành của các startup
Nguồn: Dane Stangler, From Global Expansion to Global Integration: How Can the Netherlands Become a Top Five Ecosystem? Startup Genome.
Số lượng startup nở rộ trên toàn cầu trong những năm gần đây, nhưng quá trình để trưởng thành của một startup không hề dễ dàng. Tỷ lệ startup giai đoạn trưởng thành so với số startup ở vòng series A còn thấp (BĐ5).
BĐ5: Tỷ lệ startup trưởng thành so với số startup tại vòng đầu tư Series A ở một số nơi trên thế giới
Nguồn: Dane Stangler, From Global Expansion to Global Integration: How Can the Netherlands Become a Top Five Ecosystem? Startup Genome 2017.
Báo cáo “Global Startup Ecosystem Report 2018” đã phân tích sự phát triển các startup theo 15 lĩnh vực công nghệ giai đoạn 2012-13 đến 2016-17.
Trong giai đoạn này, các startup giai đoạn tiền khởi nghiệp (giai đoạn thử nghiệm sản phẩm) gia tăng nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ chế tạo tiên tiến và robot (Advanced Manufacturing & Robotics), tăng 189,4%; kế đến là công nghệ nông nghiệp và thực phẩm mới (Agtech & New Food), Blockchain, trí tuệ nhân tạo (Artifcial Intelligence), dữ liệu lớn và phân tích (Big Data & Analytics), bốn lĩnh vực này cũng có số lượng startup trưởng thành tăng cao.
Các lĩnh vực công nghệ sinh học (Biotech), sức khỏe và khoa học đời sống (Health and Life Sciences), công nghệ tài chính (Fintech), an ninh mạng (Cybersecurity), công nghệ sạch (Cleantech) và Công nghệ giáo dục (Edtech) vẫn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng các startup trong giai đoạn tiền khởi nghiệp và giai đoạn trưởng thành.
Các lĩnh vực công nghệ quảng cáo (Adtech), trò chơi điện tử (Gaming) và truyền thông số (Digital Media) có tỷ lệ startup giai đoạn tiền khởi nghiệp giảm sút. Dù vậy các lĩnh vực này vẫn giữ được mức tăng trưởng ở giai đoạn trưởng thành, như Gaming có tỷ lệ tăng trưởng số lượng startup giai đoạn trưởng thành lên đến 109,3% (Bảng 2).
Bảng 2: Phát triển số lượng startup trên toàn cầu theo lĩnh vực
Lĩnh vực
|
Phát triển giai đoạn tiền khởi nghiệp* (%)
|
Phát triển giai đoạn trưởng thành** (%)
|
So sánh với số startup toàn cầu (Năm 2017-18) (%)
|
Advanced Manufacturing & Robotics
|
189,4
|
229,6
|
1,3
|
Agtech & New Food
|
171,4
|
114,3
|
0,6
|
Blockchain
|
162,6
|
222,9
|
1,5
|
Artifcial Intelligence, Big Data & Analytics
|
77,5
|
188,3
|
5,0
|
Biotech
|
57,2
|
75,0
|
1,8
|
Health and Life Sciences
|
56,2
|
119,4
|
6,8
|
Fintech
|
38,9
|
136,3
|
7,1
|
Cybersecurity
|
35,4
|
133,3
|
0,7
|
Cleantech
|
25,4
|
58,1
|
2,1
|
Edtech
|
7,9
|
168,5
|
2,8
|
Adtech
|
-34,6
|
85,9
|
3,3
|
Gaming
|
-27,2
|
109,3
|
4,8
|
Digital Media
|
-27,1
|
78,7
|
20,4
|
Ghi chú:
*: Tính tất cả thỏa thuận tài trợ vốn giai đoạn tiền khởi nghiệp từ 2012-13 đến 2016-17.
**: Tính tất cả các startup trưởng thành từ 2012-13 đến 2016-17.
Nguồn: Startup Genome, Global Startup Ecosystem Report 2018.
Công nghệ hiện đại mở ra nhiều lĩnh vực mới để khởi nghiệp. Người sáng lập startup (Founder) là một hoặc nhóm người tìm ra và muốn phát triển ý tưởng mới thành một sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Lợi thế để sáng lập startup thuộc về những người có kinh nghiệm và được đào tạo chính qui, điều này đặc biệt quan trọng khi khởi nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ chuyên sâu. Thực tế, các nhà sáng lập startup trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, sức khỏe, công nghệ sạch và trí tuệ nhân tạo phần lớn là những người có trình độ sau đại học, với tỷ lệ lần lượt là 71,3%, 58,8%, 55,2% và 54,5% (BĐ6).
BĐ6: Tỷ lệ các nhà sáng lập startup có trình độ sau đại học theo lĩnh vực
Nguồn: Startup Genome, Global Startup Ecosystem Report 2018.
Xét về tuổi đời, các nhà sáng lập startup trong các lĩnh vực an ninh mạng, công nghệ sinh học và công nghệ sạch có tuổi đời trung bình cao nhất; tuổi đời trung bình thấp nhất thuộc các nhà khởi nghiệp lĩnh vực trò chơi điện tử và công nghệ quảng cáo (BĐ7).
BĐ7: Tuổi trung bình của các nhà sáng lập startup theo lĩnh vực
Nguồn: Startup Genome, Global Startup Ecosystem Report 2018.
Anh Tùng (CESTI)