SpStinet - vwpChiTiet

 

Quan tâm hàng đầu của châu Á: Sức khỏe tâm thần, béo phì, bệnh không lây

Sức khỏe tâm thần, béo phì và bệnh không lây nhiễm là những mối đe dọa ngày càng lớn và cần phải được đưa vào thương thảo trong các mục tiêu phát triển tại Liên hiệp quốc giai đoạn 2015-2030 là tuyên bố mà các chuyên gia đại diện 9 nước châu Á và Úc đưa ra tại cuộc họp ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Hội thảo khu vực về những mục tiêu phát triển bền vững: Ưu tiên và giải pháp với đại diện của Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Singapore, Myanmar, Cambodia và Úc. Theo các chuyên gia thì chúng ta đang tiến tới hội nghị chung về tư duy đối với những vấn đề mà lịch trình phát triển của thế giới phải thực hiện trong trung hạn cho đến năm 2030. Đây là một cuộc diễn tập then chốt về cách thiết lập những mục tiêu ưu tiên và châu Á cần phải có cả tầm nhìn chung lẫn thông điệp chung nhằm tác động thực sự vào quá trình toàn cầu quan trọng này.

Hội nghị cũng đã đồng ý rằng có rất có rất nhiều điều có thể thực hiện để tăng cường hơn nữa sự phát triển bền vững ở châu Á bằng cách phối hợp và cộng tác thể hiện qua nhiều thực tế và chính sách điển hình. Việc mở những trung tâm khu vực của Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững (Sustainable Development Solutions Network –SDSN) Liên hiệp quốc, vốn là ý tưởng của Tổng thư ký Ban ki-Moon và do Jeffrey Sachs của đại học Columbia đứng đầu, như vừa thực hiện ở Malaysia có thể làm tốt vai trò xác định những điển hình tích cực ở khu vực. Tầm quan trọng sống còn của chúng đối với phát triển bền vững được tổ chức liên ngành khoa học có tên là Trái đất Tương lai (Future Earth) đảm nhận với những vai trò về khoa học, công nghệ, đổi mới, vai trò đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), cho truyền thông, thanh nhiên và phụ nữ.

Các chuyên gia đồng ý rằng Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals - SDG) sẽ thay thế Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals-MDG) đã rất thành công, để nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc tích hợp sự thịnh vượng kinh tế, tổng hòa xã hội và bền vững môi trường; thúc đẩy quản lý nhà nước tốt. Sâu xa hơn thì mỗi thành phố đều nên thực hiện SDG.

Mặt khác, chỉ số cổ điển đo lường sự phát triển kinh tế như tổng sản phẩm quốc dân GNP cần phải bổ sung yếu tố phản ánh được 5 dạng vốn tự nhiên, hạ tầng, xã hội, nhân lực và tài chính.

Những thách thức khác cần phải giải quyết là tài chính, xóa nợ, trợ cấp, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, cải cách thương mại và xây dựng năng lực. Mục tiêu giáo dục trong MDG quá thấp vì thế việc học tập tốt và suốt đời để có thể giải quyết những thách thức trong tương lai phải được đưa vào những mục tiêu phát triển mới.

Cuối cùng, hội nghị cũng đồng ý về một chỉ số đo lường sự nghèo đói cũng được thống nhất là phải gồm nhiều yếu tố hơn chứ không chỉ là thu nhập - Chỉ số Nghèo khổ Đa chiều (Multi-dimensional Poverty Index); một hệ thống hướng đến an ninh lương thực.
Nguồn: IPBES, Asian Scientist

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả