Mỹ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trong vũ trụ
10/03/2009
KH&CN nước ngoài
KH&CN quốc tế
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phóng vệ tinh Kepler lên quỹ đạo Trái Đất với sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về những hành tinh có điều kiện sống gần giống Trái Đất.
Vệ tinh Kepler, được đặt theo tên nhà thiên văn học thiên tài người Đức thế kỷ 17, được trang bị một kính thiên văn hiện đại, có nhiệm vụ "thăm dò" khoảng 100 nghìn ngôi sao trong dải Ngân hà mà các nhà khoa học tin rằng có thể có những hành tinh có quỹ đạo chuyển động ở những “vùng có sự sống".
Theo các nhà khoa học NASA, những hành tinh nào chuyển động ở quỹ đạo nhanh (tức gần ngôi sao) thì lớn hơn và có nhiệt độ cao hơn; ngược lại, nếu chuyển động trên quỹ đạo chậm (tức xa ngôi sao), những hành tinh đó trông nhỏ hơn và có nhiệt độ rất thấp.
Bằng việc phân tích những hình ảnh quang phổ về một loạt hành tinh từ nhỏ tới lớn do vệ tinh Kepler gửi về, các nhà khoa học có thể biết được kích thước cũng như cấu tạo của các hành tinh, để hy vọng từ đó có thể tìm ra được những hành tinh nằm trong "vùng có sự sống", những khu vực mà trên bề mặt các hành tinh ở đó có thể có nước, với nhiệt độ ở mức vừa phải để có thể duy trì sự sống (không quá nóng và không quá lạnh - thuc pham chuc nang qivana).
Dự án Kepler trị giá gần 600 triệu USD và vệ tinh này sẽ hoạt động trên quỹ đạo ít nhất 3 năm rưỡi./.
BH (Theo Hà Nội mới)