SpStinet - vwpChiTiet

 

Làm nước đá không cần điện


Sản phẩm là đề tài khoa học trọng điểm cấp Nhà nước KC.07.18, do PGS - TS Trần Thanh Kỳ (nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thiết bị nhiệt và Năng lượng mới – Trường ĐH Bách khoa TPHCM) làm chủ nhiệm. Nguyên () lý hoạt động của loại máy này là sử dụng dung dịch NH3 làm môi chất làm việc trong chu trình. Ưu điểm là sản xuất nước đá cây (50 kg/cây) với tốc độ 4 giờ/mẻ, nhanh gấp nhiều lần so với công nghệ thông thường phải mất 20 giờ/mẻ. Đá viên thì tùy thuộc kích cỡ, tốc độ trung bình là 30 phút/mẻ. 
Vì dùng các loại nhiên liệu rẻ tiền nên giá thành sản xuất cũng rẻ bằng 2/3 so với bình thường. PGS - TS Trần Thanh Kỳ cho biết hiện nay ông đã thành công ở mức sử dụng các loại nhiên liệu rẻ tiền để chạy máy làm nước đá. Ngoài ra, ông đang tiến thêm một bước mới là tận dụng các nguồn nhiệt thải ở các nhà máy (với điều kiện nhiệt độ phải từ 1500C trở lên) để sản xuất nước đá ở quy mô công nghiệp, từ 5 tấn đến 6 tấn/ngày. Với cách này, chi phí sản xuất hầu như không tốn kém mà lại giúp bảo vệ môi trường.
Tiếp theo, ông sẽ nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho máy, giúp giảm chi phí nhiên liệu xuống mức thấp nhất. Theo PGS - TS Trần Thanh Kỳ, máy này rất phù hợp để ứng dụng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có điện lưới quốc gia và dồi dào các loại nhiên liệu rẻ tiền từ phụ phẩm nông nghiệp như trấu, than cám, mùn cưa... Ngoài ra, máy này cũng rất cần thiết cho các vùng đảo xa để làm đá phục vụ việc ướp lạnh hải sản đánh bắt được ngoài biển khơi trong thời gian chưa kịp đưa về đất liền.
PGS - TS Trần Thanh Kỳ cho biết thêm: Hơn 90% máy do tự chế nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí và giá thành rẻ. Một máy có công suất khoảng 10 tấn/ngày có giá khoảng vài trăm triệu đồng ( thuc pham chuc nang qivana ). Ngoài ra, tùy theo yêu cầu sử dụng, có thể chế tạo máy có công suất lên đến 100 tấn hoặc 1.000 tấn nước đá/ngày.
LV (theo NLĐ)