SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của việc sớm lựa chọn nghề nghiệp đến tính cách con người trong tương lai

Tại bang Baden-Wurmern (Đức), học sinh 16 tuổi ở các trường trung học được quyền quyết định việc có ở lại trường để tiếp tục học văn hóa hay tham gia chương trình đào tạo nghề. Một nghiên cứu vừa đưa ra bằng chứng cho thấy, con đường học sinh chọn sẽ ảnh hưởng đến tính cách của chính các học sinh này nhiều năm sau đó.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Psychological Science.

GS. tâm lý học Brent Roberts tại Đại học Illinois, người đứng đầu nghiên cứu cùng với các nhà khoa học đến từ Đại học Tubingen (Đức) cho biết: "Chúng tôi muốn tìm hiểu, liệu việc lựa chọn con đường sự nghiệp khác nhau có dẫn đến các mô hình phát triển nhân cách khác nhau hay không. Các nghiên cứu trước đây của chúng tôi đã cho thấy, việc sớm tham gia vào thị trường lao động có liên quan đến sự gia tăng các đặc điểm tính cách, như sự ngay thẳng, sự ổn định về cảm xúc. Nhưng, chúng tôi hiếm khi có cơ hội so sánh những nhóm người ở cùng độ tuổi khi họ lựa chọn những con đường khác nhau."

Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu hai nhóm thiếu niên độ tuổi 16 tại Baden-Wurmern. Nhóm đầu tiên chọn học nghề hoặc các chương trình đào tạo nghề khác; nhóm thứ hai tiếp tục đi học và tham gia vào thị trường lao động sau khi hoàn thành giáo dục đại học.

6 năm sau, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia trên tự đánh giá bản thân về các mặt như: đặc điểm tính cách và đam mê nghề nghiệp.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật đánh giá là phương pháp so sánh điểm xu hướng (Propensity score matching-PSM) để căn chỉnh các đặc điểm của hai nhóm đối tượng nghiên cứu. PSM là phương pháp giúp đánh giá sự tác động của nghiên cứu đối với người tham gia.

"Với phương pháp này, bạn có thể làm mọi thứ bạn muốn để so sánh ngang hàng hai nhóm người tham gia khi bắt đầu nghiên cứu.” Ulrich Trautwein, đồng tác giả của nghiên cứu tại Đại học Tubingen cho biết.

Nghiên cứu cho thấy, sau 6 năm, những người theo học nghề nhiều thẳng thắn và tận tâm hơn những người cùng độ tuổi vẫn tiếp tục theo đuổi việc học; đồng thời, họ cũng ít quan tâm hơn đến việc tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc kinh doanh.

"Điều này có nghĩa là những người không tiếp tục việc học đã mất đi sự hứng thú với những công việc mà người được học đại học thường làm.", Roberts nói.

Nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, tính cách mỗi người không phải là bất biến, mà thay đổi trong suốt vòng đời. Theo GS. Roberts, những thay đổi này thường không dễ nhận ra, nhưng lại rất ý nghĩa. Nhiều bằng chứng cho thấy những thay đổi nhỏ đó là kết quả của sự lựa trong cuộc đời của một người.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả