Cực trái đất bị dịch chuyển vì biến đổi khí hậu
17/12/2013
KH&CN nước ngoài
KH&CN quốc tế
Biến đổi khí hậu đã làm cực bắc bị xê dịch vì những thay đổi vi tế sự quay của trái đất do tình trạng tan chảy của những sông băng và vùng đóng băng vĩnh cửu. Phát hiện này gợi ra rằng việc theo dõi vị trí của các cực trái đất có thể trở thành công cụ mới để theo dõi tình trạng ấm lên toàn cầu.
Các giả lập trên máy tính cho thấy sự tan chảy của những vùng băng giá và dẫn đến mực nước biển dâng cao đã ảnh hưởng đến tình trạng phân bổ khối lượng trên bề mặt trái đất. Điều này lại là nguyên nhân làm trục quay của trái đất bị dịch chuyển, tác động này đã được xác nhận bằng những đo lường vị trí của các cực.
Jianli Chen của đại học Texas, Austin và cộng sự đã chứng tỏ rằng tình trạng tan chảy vì khí thải nhà kính đã góp phần gây ra sự dịch chuyển trên. Nếu không tính đến hai yếu tố tác động đến độ nghiêng của trục quay trái đất là dao động Chandler và quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời thì còn có thêm một yếu tố mới. Theo những quan sát từ 1899 thì cực bắc bị dịch chuyển về hướng nam 10 cm mỗi năm theo kinh tuyến 700 tây (phía đông Canada), do những thay đổi trong phân bố khối lượng của trái đất vào cuối kỷ băng hà.
Nhóm của Chen đã phát hiện một số hiện tượng đáng ngạc nghiên. Năm 2005, dịch chuyển theo hướng nam này đột ngột thay đổi, Cực Bắc bắt đầu dịch chuyển sang hướng đông và tiếp tục như thế được 1,2 m kể từ đó. Nhóm của Chen đã dùng dữ liệu quan trắc sự thay đổi trọng trường của trái đất theo thời gian của vệ tinh Grace (Nasa) để tính toán sự tái phân bố khối lượng bề mặt trái đất do sự tan chảy băng ở Greenland và Bắc Cực cũng như mực nước biển dâng. Kết quả cho thấy sự tương quan hoàn hảo với những thay đổi quan sát được về trị trung bình vị trí các cực (MPP).
Theo những tính toán này thì phần đóng góp lớn nhất là từ sự tan chảy của vùng băng Greenland – khoảng 250 tỉ tấn mỗi năm; các sông băng đóng góp khoảng 194 tỉ tấn mỗi năm và từ Bắc Cực là 180 tỉ tấn/ năm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thực sự chắc chắn vì những thay đổi trọng trường do sự phục hồi vỏ trái đất ở Nam Cực ít được hiểu rõ nhất.
Vì có thể đo chính xác MPP bằng nhiều kỹ thuật độc lập nên vị trí và sự dịch chuyển của nó có thể dùng để tính toán mức độ tan chảy băng, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp giữa lúc kết thúc sứ mệnh của Grace và phóng vệ tinh đo trọng trường mới.
Nguồn: New Scientist