SpStinet - vwpChiTiet

 

Bơm nước nhờ sức người

1 bước chân = 1 lít nước. 50 người, một ngày mỗi người đi 100 bước chân, sẽ có 5 ngàn lít nước. Đây là trên lý thuyết, còn trong thực tế con số có thể nhỏ hơn.

Đó là Human Pump - một trong 3 công trình giành giải nhất trong cuộc thi Re Construct do hãng Urban Re: Vision tại San Francisco tổ chức cách đây không lâu. Hãng này luôn quan tâm đến vấn đề môi trường nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi phát minh, thiết kế để tìm ra những giải pháp cho môi trường thành phố, ví dụ tìm điện năng thay thế, phương tiện giao thông tiết kiệm, vật liệu xây dựng xanh nhằm làm cho thành phố sạch hơn.
Theo nhà thiết kế Gunwook Nam người Hàn Quốc - , tác giả Human Pump, vấn đề tài nguyên nước ở nhiều vùng của Châu Phi (phía nam sa mạc Sahara) phần nhiều là do thiếu các loại máy bơm nước hiệu quả, rẻ tiền và tiết kiệm để có thể bơm nước từ các tầng nước ngầm. Việc thiếu nước không chỉ nguy hiểm đối với đời sống và sức khỏe con người mà còn trở thành một vấn đề về mặt xã hội, bởi nhiều bé gái tại các quốc gia Châu Phi không thể đến trường vì phải đi xa hàng km để lấy nước, hoặc nếu có bơm thì chỉ là loại bơm tay rất mất thời gian. Các loại bơm điện và ngay cả điện phần lớn những người dân nghèo ở đó không được biết tới.
Tác giả công trình cho rằng nước có thể vừa để uống, vừa để tạo cảnh đẹp và vừa phục vụ cho trẻ em chơi đùa nên đã thiết kế một thác nước hoạt động nhờ sức người. Công trình được tạo bởi những tấm gỗ có tính đàn hồi, không được giữ cố định và có thể võng xuống dưới sức nặng của bước chân người. Theo thiết kế, đoạn đường thác nước có bề rộng 12m, chiều dài khoảng vài chục mét. Ban ngày hệ thống này nằm trên mặt đất giống như một con đường nhưng đến chiều tối nó sẽ được nâng lên khỏi mặt đất nhờ đòn bẩy sử dụng năng lượng mà đoạn đường đã tích lũy được. Nhà thiết kế tính rằng khoảng thời gian từ sáng đến trưa, đoạn đường sẽ thu nhận lực từ bước chân người qua lại để đến chiều tối sử dụng vào việc bơm nước vào hồ chứa rồi từ đó nước chảy ra tạo thành thác nước.
“Khi đi học về, trẻ em sẽ hứng nước từ đó và mang về nhà” - đó là mơ ước của nhà thiết kế. Tác giả (qivana việt nam) không nói rõ về mặt kỹ thuật vì vậy không biết tính hiện thực của công trình ở mức nào, thế nhưng ý tưởng về việc sử dụng nguồn năng lượng có sẵn từ con người thật thú vị, nhất là trong bối cảnh hiện nay thiếu nước không chỉ là vấn đề của Châu Phi mà còn của nhiều nơi khác.
LV (theo Thanh niên)