"Thực tế là tất cả các nguyên liệu thô đều có trong không khí. Trong tương lai, công nghệ có áp dụng ngay tại các sa mạc, các khu vực đang đối mặt với nạn đói, với thiết bị phản ứng dùng cho gia đình hoàn toàn có thể sản xuất ra các loại protein cần thiết là rất khả thi", ông Juha-Pekka Pitkänen, nhà nghiên cứu chính của VTT giải thích.
Cùng với thực phẩm, các nhà nghiên cứu cũng đang phát triển loại protein dùng làm thức ăn chăn nuôi. Protein tạo ra bằng điện có thể sử dụng thay thế cho thức ăn gia súc, nhờ đó giải phóng diện tích sản xuất dành cho các mục đích khác, ví dụ như lâm nghiệp.
"So với nông nghiệp truyền thống, giải pháp này không cần các điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm hoặc một loại đất nhất định tại nơi sản xuất. Chúng ta có thể tự động hóa quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi trong một container vận chuyển xây dựng ngay tại trang trại. Phương pháp này cũng không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và cũng chỉ sử dụng một lượng dinh dưỡng tương tự như phân bón trong chu trình. Nó giúp tránh bất kỳ tác động nào đến môi trường nước hay sự hình thành khí nhà kính", giáo sư Jero Ahola của LUT nói.
Hiệu suất năng lượng gấp 10 lần
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, quá trình tạo ra thực phẩm từ điện có thể đạt hiệu quả gấp hơn 10 lần so với quá trình quang hợp thông thường trong đậu nành và các sản phẩm khác. Hiện nay, việc sản xuất một gram protein bằng thiết bị phòng thí nghiệm (kích thước bằng một cốc cà phê) mất khoảng hai tuần. Vì vậy, để sản phẩm có khả năng cạnh tranh, quá trình sản xuất phải hiệu quả hơn.
Bước tiếp theo là các nhà nghiên cứu sản xuất thử nghiệm loại protein mới với số lượng vừa đủ để phát triển làm thức ăn gia súc hoặc thực phẩm, đồng thời chuẩn bị để thương mại hóa.
Ahola nói: "Chúng tôi hiện đang tập trung vào việc phát triển lò phản ứng, công nghệ, nâng cao hiệu quả và kiểm soát quy trình. Việc kiểm soát quy trình, điều chỉnh và mô hình hóa năng lượng tái tạo cho phép vi khuẩn phát triển tốt nhất, đưa sản phẩm thành đại chúng, giá thành thấp khi công nghệ trở nên phổ biến hơn".
50% protein
"Về lâu dài, protein được tạo ra bằng điện sẽ được sử dụng trong chế biến thức ăn và các sản phẩm chứa protein. Đây là hỗn hợp bổ dưỡng, với hơn 50% protein và 25% carbohydrate, phần còn lại là chất béo và axit nucleic. Tính chất sản phẩm có thể thay đổi nhờ thay đổi các sinh vật sử dụng trong sản xuất.” Pitkänen giải thích.
Nghiên cứu này là một phần của dự án nghiên cứu vĩ mô Neo-Carbon Energy, do LUT và VTT hợp tác tiến hành. Mục tiêu của dự án là phát triển hệ thống năng lượng hoàn toàn có thể tái tạo và không phát thải. Nghiên cứu về thực phẩm từ điện được Viện Hàn lâm Phần Lan tài trợ trong bốn năm.