Phát sinh chất thải rắn
Các dòng chất thải rắn bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt đô thị (MSW), chất thải nguy hiểm và chất thải điện tử phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, các công trình xây dựng, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, và cả ở các khu xử lý chất thải...
Dân số các nước ASEAN (10 nước khu vực Đông Nam Á gồm Brunei, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 625 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế giới. Dự kiến khu vực này sẽ tăng lên 650 triệu người vào năm 2020, hơn một nửa số dân sẽ sống ở các đô thị. Lượng MSW phát sinh bình quân trên đầu người khu vực ASEAN là 1,14 kg/người/ngày, con số này cao nhất ở Singapore và Brunei kế đến là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Tổng lượng MSW hàng năm nhiều nhất ở Indonesia (64 triệu tấn/năm), kế đến là Thái Lan (26,77 triệu tấn/năm), Việt Nam (22,02 triệu tấn/năm), Philippines (14,66 triệu tấn/năm), thấp nhất là Lào PDR (77 ngàn tấn/năm) (Bảng 1).
Bảng 1: Phát sinh MSW ở các nước ASEAN
Quốc gia
|
Phát sinh MSW
|
Kg/người/ngày
|
Tấn/năm
|
Brunei
|
1,40
|
210.480
|
Campuchia
|
0,55
|
1.089.429
|
Indonesia
|
0,70
|
64.000.000
|
Lào
|
0,69
|
77.380
|
Malaysia
|
1,17
|
12.840.000
|
Myanmar
|
0,53
|
841.508
|
Philippines
|
0,69
|
14.660.000
|
Singapore
|
3,75
|
7.514.500
|
Thái Lan
|
1,05
|
26.770.000
|
Việt Nam
|
0,84
|
22.020.000
|
Nguồn: UNEP, Waste management in ASEAN countries, 2017.
Thành phần MSW ở các nước ASEAN chủ yếu là chất thải hữu cơ, bình quân trên 50%, tỉ lệ này thấp nhất ở Singapore (10,5%). Ở Việt Nam thành phần MSW có 55% là chất thải hữu cơ, nhựa (10%), giấy (5%) và kim loại (5%) (Bảng 2).
Bảng 2: Thành phần MSW ở các nước ASEAN (%)
Quốc gia
|
Chất hữu cơ
|
Giấy
|
Nhựa
|
Kim Loại
|
Thủy tinh
|
Vải
|
Cao su
|
Gỗ, cỏ
|
Chất thải xây dựng
|
Khác
|
Brunei
|
36
|
18
|
16
|
4
|
3
|
|
|
|
|
|
Campuchia
|
60
|
9
|
15
|
|
3
|
1
|
1
|
|
|
|
Indonesia
|
60
|
9
|
14
|
4,3
|
1,7
|
3,5
|
5,5
|
|
|
2,4
|
Lào
|
64
|
7
|
12
|
1
|
7
|
5
|
3
|
|
|
|
Malaysia
|
45
|
8,2
|
13,2
|
|
3,3
|
|
|
|
|
27,3
|
Myanmar
|
73
|
2,24
|
17,75
|
|
0,45
|
1,14
|
|
|
|
5,15
|
Philippines
|
52
|
8,7
|
10,55
|
4,22
|
2,34
|
1,61
|
|
|
|
|
Singapore
|
10,5
|
16,5
|
11,6
|
20,8
|
1,1
|
2,1
|
|
8,6
|
16,9
|
11,9
|
Thái Lan
|
64
|
8
|
17,62
|
2
|
3
|
1,4
|
1
|
1
|
|
|
Việt Nam
|
55
|
5
|
10
|
5
|
3
|
|
4
|
|
|
|
Nguồn: UNEP, Waste management in ASEAN countries, 2017
Chất thải nguy hại phát sinh nhiều nhất ở Thái Lan, kế đến là Philippines, Malaysia và Singapore (BĐ1), các nước còn lại không được thể hiện trong số liệu thống kê.
BĐ1: Phát sinh chất thải nguy hại ở các nước ASEAN
Nguồn: UNEP, Waste management in ASEAN countries, 2017.
Indonesia là nước có lượng rác thải điện tử phát sinh nhiều nhất (745 ngàn tấn/năm), tiếp theo là Thái Lan (419 ngàn tấn/năm), Malaysia (232 ngàn tấn/năm), và Philippines (127 ngàn tấn/năm), thấp nhất là Brunei (Theo UNU’s Global E-waste monitor, 2014) (Bảng 3).
Bảng 3: Phát sinh chất thải điện tử ở các nước ASEAN
Quốc gia
|
Lượng chất thải điện tử hàng (Ngàn tấn/năm)
|
Bình quân trên đầu người
(Kg/người/năm)
|
Brunei
|
7
|
18,1
|
Campuchia
|
16
|
1,0
|
Indonesia
|
745
|
3,0
|
Lào
|
8
|
1,2
|
Malaysia
|
232
|
7,6
|
Myanmar
|
29
|
0,4
|
Philippines
|
127
|
1,3
|
Singapore
|
110
|
19,6
|
Thái Lan
|
419
|
6,4
|
Việt Nam
|
116
|
1,3
|
Nguồn: UNEP, Waste management in ASEAN countries, UNU-IAS, 2014.
Xử lý chất thải rắn ở các nước ASEAN
Đa số các nước ASEAN chưa thực hiện phân loại MSW tại nguồn, trừ Singapore và Philippines. MSW được thu gom phần lớn tập trung tại các bãi rác thải, hay chôn lấp, tỉ lệ tái chế thấp (<50%). Quản lý MSW tại các bãi rác tập trung là cách kém hiệu quả và nguy hiểm vì dễ dàng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và không khí. Xử lý MSW để làm phân compost đã được ứng dụng ở các nước ASEAN nhưng còn hạn chế, và xử lý bằng cách đốt trong lò chưa được áp dụng nhiều. Singapore có hệ thống quản lý chất thải tốt, tỉ lệ phân loại và thu gom MSW cao nhất trong khu vực, và biến chất thải thành năng lượng bằng các công nghệ đốt tiên tiến là lựa chọn để xử lý MSW ở nước này. Biện pháp các nước ASEAN sử dụng để xử lý MSW được thể hiện trong bảng 4, tuy nhiên ở Việt Nam hiện phổ biến cách xử lý MSW bằng chôn lấp nhưng chưa được thể hiện trong bảng này.
Bảng 4: Cách xử lý MSW ở các nước ASEAN
Quốc gia
|
Phân loại tại nguồn (%)
|
Tỉ lệ thu gom (%)
|
Tỉ lệ tái chế (%)
|
Biện pháp xử lý
|
Chuyển hóa thành phân compost
|
Đốt trong lò
|
Chôn lấp
|
Bãi rác thải
|
Đốt hở thủ công
|
Brunei
|
< 50
|
90
|
15
|
|
|
x
|
x
|
|
Campuchia
|
< 50
|
80
|
< 50
|
x
|
|
x
|
x
|
x
|
Indonesia
|
< 50
|
56-75
|
< 50
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Lào
|
< 50
|
40-70
|
< 50
|
x
|
|
x
|
x
|
x
|
Malaysia
|
< 50
|
> 70
|
50 -60 (Kim loại, giấy, nhựa)
< 50 (Khác)
|
|
x
|
x
|
x
|
|
Myanmar
|
50
|
|
70 (Kim loại, giấy, nhựa)
|
|
x
|
x
|
x
|
|
Philippines
|
50 -70
|
40-90
|
20-33 (Giấy)
30-70 (Nhôm)
20-58 (Kim loại khác)
23-42 (Nhựa)
28-60 (Thủy tinh)
|
x
|
|
x
|
x
|
|
Singapore
|
70
|
> 90
|
50-60 (Giấy, rác từ làm vườn)
>90 (Fe, xỉ)
>80 (Vỏ xe)
>80 (Gỗ)
>50 (Khác)
|
|
x
|
x
|
x
|
|
Thái Lan
|
< 50
|
> 80
|
>90 (Kim loại)
50-60 (Giấy, chất thải xây dựng)
< 50 (Khác)
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
Việt Nam
|
< 50
|
80-82
|
>90 (Kim loại)
>70 (Nhựa, chất thải điện tử)
50 (Giấy)
< 50 (Khác)
|
x
|
|
|
x
|
|
Nguồn: UNEP, Waste management in ASEAN countries, 2017
Đối với chất thải điện tử, ba nước không tái chế và xử lý là Campuchia, Lào và Myanmar; riêng chất thải y tế các nước đều xử lý thải bỏ, trừ Brunei, Lào và Myanmar (Bảng 5). Đối với chất thải nguy hại bao gồm chất thải công nghiệp hầu hết các nước xử bằng cách đốt bằ lò hay chôn lấp (Bảng 6).
Bảng 5: Xử lý chất thải điện tử và y tế các nước ASEAN
Quốc gia
|
Tái chế
|
Xử lý/Thải bỏ
|
Chất thải y tế
|
Chất thải điện tử
|
Chất thải y tế
|
Chất thải điện tử
|
Brunei
|
K
|
C
|
K
|
K
|
Campuchia
|
K
|
K
|
C
|
K
|
Indonesia
|
K
|
C
|
C
|
C
|
Lào
|
K
|
K
|
K
|
K
|
Malaysia
|
K
|
C
|
C
|
C
|
Myanmar
|
K
|
K
|
K
|
K
|
Philippines
|
K
|
C
|
C
|
C
|
Singapore
|
K
|
C
|
C
|
C
|
Thái Lan
|
K
|
C
|
C
|
C
|
Việt Nam
|
K
|
C
|
C
|
C
|
Ghi chú: C: Có; K: Không
Nguồn: UNEP, Waste management in ASEAN countries, 2017.
Bảng 6: Xử lý chất thải nguy hại bao gồm chất thải công nghiệp ở các nước ASEAN
Quốc gia
|
Vận chuyển
|
Tái chế
|
Cách thải bỏ
|
Brunei
|
K
|
C
|
|
|
Campuchia
|
K
|
K
|
ĐL
|
|
Indonesia
|
C
|
C
|
ĐL |
CL
|
Lào
|
K
|
K
|
|
|
Malaysia
|
C
|
C
|
ĐL
|
CL
|
Myanmar
|
K
|
C
|
|
|
Philippines
|
C
|
C
|
ĐL
|
CL
|
Singapore
|
C
|
C
|
ĐL
|
CL
|
Thái Lan
|
C
|
C
|
ĐL
|
CL
|
Việt Nam
|
C
|
C
|
ĐL
|
CL
|
Ghi chú: C: có, K: không, ĐL: đốt trong lò, CL: chôn lấp
Nguồn: UNEP, Waste management in ASEAN countries, 2017.
Các nước ASEAN đa số có chiến lược quốc gia về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, phát triển xanh và bền vững. Dù chú trọng việc quản lý chất thải nhưng khu vực này phải đối mặt với những thách thức bởi hạ tầng, tài chính, chính sách, sự hợp tác của các bên liên quan và các loại công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, những thách thức này có thể biến thành cơ hội nếu nhận thức và hành xử đối với chất thải như là tài nguyên, song song đó cần quan tâm đến cơ chế để giảm/ngăn ngừa chất thải thông qua quản lý từ nguồn tiêu thụ. Hiện nay nhiều nước đã hướng đến mục tiêu gia tăng tỉ lệ tái chế chất thải và áp dụng công nghệ biến chất thải thành năng lượng, trong đó có Việt Nam.
Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tháng 7/2017, Tổng cục Môi trường đã công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016. Theo đó, tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn ở khu vực đô thị vẫn là một trong những vấn đề môi trường nổi cộm, và MSW phát sinh từ các hộ gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất. Tổng khối lượng MSW thu gom là 32.415 tấn/ngày (năm 2015). Tỉ lệ thu gom và xử lý đạt 85,3% (tăng 3% so với năm 2010). Khu vực Đông Nam Bộ có lượng MSW được thu gom và xử lý nhiều nhất (Bảng 7).
Bảng 7: Quản lý MSW theo khu vực ở Việt Nam
Khu vực
|
Tổng lượng MSW được thu gom (Tấn/ngày)
|
Tổng lượng MSW được xử lý đạt tiêu chuẩn (Tấn/ngày)
|
2014
|
2015
|
2014
|
2015
|
Đồng bằng sông Hồng
|
8.730
|
9.400
|
7.544
|
7.933
|
Trung du và miền núi phía Bắc
|
1.895
|
2.276
|
1.090
|
1.034
|
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung
|
4.333
|
5.143
|
2.579
|
3.020
|
Tây Nguyên
|
1.013
|
1.062
|
490
|
627
|
Đông Nam Bộ
|
12.283
|
10.878
|
10.653
|
10.192
|
Đồng bằng sông Cửu Long
|
3.345
|
3.656
|
1.577
|
1.522
|
Tổng số
|
31.599
|
32.415
|
23.933
|
24.328
|
Nguồn: Tổng cục Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016; Niên giám thống kê năm 2014, 2015.
Anh Trung (CESTI)