Tình trạng làm vỡ ly khi quá chén, hay tình cảnh “đĩa bay” mỗi khi vợ chồng cãi nhau sẽ không còn nữa, với phát minh mới của một nhà nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Alfred (Mỹ). Nhà nghiên cứu này đã phát minh công nghệ tăng độ bền của thủy tinh và gốm, theo đó những vật dụng vốn dễ vỡ này có độ bền đáng kinh ngạc.
Đại học Alfred đã ký hợp đồng với Công ty Santanoni Glass and Ceramics thuộc Alfred Station, NY, về quyền sở hữu công nghệ liên quan đến củng cố độ bền của thủy tinh. Công nghệ mới này cho phép chúng ta chế tạo đồ thủy tinh “không vỡ” như cốc uống rượu, chai, lọ… với chi phí có thể cạnh tranh với những sản phẩm thủy tinh thông thường.
Tiến sĩ William LaCourse, giáo sư trường Cao đẳng kỹ thuật gốm thuộc Đại học Alfred, bang New York, đồng thời là Chủ tịch của Công ty, nằm tại Trung tâm sáng tạo gốm tại Alfred, đã nghiên cứu về công nghệ này trong hơn 30 năm qua.
LaCourse cho biết: “Không có loại thủy tinh nào là không vỡ, nhưng công nghệ của chúng tôi tạo ra loại thủy tinh bền nhất hiện nay, với giá thành hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Công nghệ này có tiềm năng giúp các nhà hàng, dịch vụ cung cấp thực phẩm và các gia đình tiết kiệm 80% chi phí cho sản phẩm thủy tinh. Chúng tôi đã cho chai thủy tinh rơi từ độ cao 10 fit xuống sàn bên tông, nhưng chai thủy tinh chỉ nảy lên mà không vỡ”.
Theo hợp đồng, Santanoni sẽ có quyền sử dụng công nghệ do LaCourse và các nghiên cứu sinh của ông phát triển. Sản phẩm thủy tinh sẽ được chế tạo tại Alfred Station, NY, Sugar Hill Industrial Park, và sẽ được bày bán trong cả nước.
“Chúng tôi đang làm việc với một số nhà phân phối, và sẽ thực hiện chiến dịch tiếp thị tới khách hàng chủ yếu qua các cửa hàng lưu niệm và Internet. Chúng tôi cũng liên lạc với nhiều công ty dịch vụ thực phẩm, những đối tượng mà chúng tôi loại sản phẩm này có thể tiết kiệm cho họ hàng nghìn đô la”.
Hiệu trưởng Đại học Alfred Charles Edmondson cho rằng hợp đồng với Santanoni “rất có ý nghĩa đối với Đại học Afred và Sounthern Tier. Điều này (
) cho thấy nghiên cứu vật liệu công nghệ cao có thể tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế”.
Nghiên cứu do của LaCourse do trung tâm công nghệ cao (CACT) thuộc Afred cũng như Santanoni tài trợ. LaCourse cho biết: “Sự trợ giúp của CACT rất quan trọng khi công ty bắt đầu thành lập. Công ty không thể tồn tại tới ngày nay nếu thiếu sự hỗ trợ của CACT. Tôi mang ơn CACT và Đại học rất nhiều, đặc biệt trong việc cung cấp phòng thí nghiệm, thiết bị và trợ giúp về tài chính. Đây là lúc tôi thể hiện lòng biết ơn của mình”.
Sản phẩm của Santanoni hiện đang được chế tạo và phát triển trong tương lai.