Tương tác để tạo ảo giác trong phòng thí nghiệm. Nguồn: Alain Herzog/EPFL
Nhiều bệnh nhân bị bệnh thần kinh hoặc tâm thần thường báo cáo là họ cảm thấy sự "hiện diện" của một hình bóng nào đó. Bây giờ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Lausanne (
EPFL) ở Thụy Sĩ đã thành công trong việc
tái tạo lại cái gọi là “bóng ma” này trong phòng thí nghiệm.
Nhóm nghiên cứu Olaf Blanke tại EPFL đã có thể tạo ra ảo giác về một “sự hiện diện” tương tự trong phòng thí nghiệm với một lời giải thích đơn giản. Các nhà khoa học đã chỉ ra "cảm giác một sự hiện diện" thực sự là kết quả của sự thay đổi tín hiệu não, tham gia việc tạo ra nhận thức bản thân bằng cách tích hợp thông tin từ các chuyển động và vị trí của cơ thể trong không gian.
Các nhà nghiên cứu đầu tiên phân tích não của 12 bệnh nhân bị rối loạn thần kinh - chủ yếu là bệnh động kinh. Phân tích MRI não của bệnh nhân cho thấy sự thay đổi với ba vùng vỏ não: vỏ não thùy đảo, vỏ não thuỳ đỉnh và thùy thái dương. Ba vùng trên có liên quan đến sự tự nhận thức, vận động, và ý thức vị trí trong không gian (proprioception). Cùng nhau, chúng góp phần xử lý tín hiệu giác quan đem đến sự nhận thức về cơ thể.
Các nhà khoa học sau đó đã tiến hành một thí nghiệm trong đó bịt mắt người tham gia và yêu cầu họ vận động bàn tay ở phía trước cơ thể. Đằng sau họ là một thiết bị robot sao chép chuyển động này và chạm vào người tham gia. Kết quả là tuy có sự khác biệt về không gian, nhưng vì sự đồng bộ của robot, não bộ của người tham gia đã có thể thích ứng.
Tiếp theo, các nhà thần kinh học đã lặp lại thí nghiệm với một độ trễ thời gian giữa chuyển động của người tham gia và cảm ứng của robot. Kết quả là những điều kiện không đồng bộ này đã bóp méo nhận thức về thời gian và không gian và tạo ra ảo giác về bóng ma.
Những người tham gia đã không biết về mục đích của thí nghiệm. Sau khoảng ba phút của thí nghiệm sau, các nhà nghiên cứu hỏi họ những gì họ cảm nhận được. Một số đối tượng báo cáo một "cảm giác một sự hiện diện" xung quanh họ. "Đối với một số người, cảm giác thậm chí còn rất mạnh mẽ đến nổi họ yêu cầu ngừng thử nghiệm", Giulio Rognini, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
"Hệ thống robot bắt chước những cảm giác của một số bệnh nhân bị rối loạn tâm thần hoặc của người khỏe mạnh trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Điều này khẳng định rằng nó (sự hiện diện bí ẩn) bị gây ra bởi sự thay đổi một nhận thức về cơ thể của não bộ."
"Bộ não trong điều kiện bình thường, nó có thể tạo ra sự nhận thức thống nhất từ tín hiệu các giác quan. Nhưng khi hệ thống trục trặc vì bệnh hoặc, trong trường hợp này, một robot - điều này đôi khi có thể tạo ra một cảm giác thứ hai về cơ thể của chính mình nhưng không phải cảm giác đó là "tôi", mà là cảm giác đó là 'một bóng ma bí ẩn’. "
Bằng thí nghiệm này, các nhà khoa học cho thấy vẫn còn nhiều bằng chứng cho thấy bóng ma chỉ tồn tại trong tâm trí của con người.
Xem
video thí nghiệm