Năm 2015 - năm của các thế giới nhỏ
31/12/2015
KH&CN nước ngoài
KH&CN quốc tế
Năm 2015 cũng là năm của hành tinh lùn. Hai tàu vũ trụ NASA, hai cuộc gặp gỡ, hai quả cầu mở ra những chi tiết sống động trước các con mắt của robot. Trong tháng 3/2015, tàu Dawn đã đi vào quỹ đạo của Ceres, vật thể lớn nhất trong vành đai thiên thạch. Và vào tháng 7/2015, tàu New Horizons bay qua sao Diêm Vương (Pluto), một trong những vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper.
Tại sao Diêm Vương, các nhà khoa học tìm thấy một nơi khắc họa cả hiện nay, với các mùa cực đoan của một quỹ đạo hình elip hàng tỉ năm trước, khi hành tinh lùn nguội lạnh và nứt vỡ. Các núi băng đá vươn cao lên trên các cánh đồng bằng phẳng, lẫn lộn với nhau như thể các lực kiến tạo cổ xưa đã đẩy chúng qua một biển băng nitơ mềm như các tảng băng trôi. Hai ngọn núi có lỗ sâu ở giữa có thể đã là các "núi lửa băng giá" (cryovolcanoes) phun nước đá từ bên trong ấm áp hơn.
Ceres, gần Mặt trời hơn, đã được định hình bởi các lực lượng khác nhau. Đen như nhựa đường, bề mặt của nó đã chịu nhiều tác động. Phía trên các điểm sáng bí ẩn trong một số miệng hố do tác động của nó có các đám mây bụi và hơi nước- gợi ý rằng Ceres đang "bốc khí" như một sao chổi. Tàu Dawn cũng tìm thấy amoniac, đặc trưng của các sao chổi, trong các khoáng chất bề mặt, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Ceres thực sự là một sao chổi chết khổng lồ bắt đầu cuộc sống của mình ở phía ngoài hệ mặt trời, gần Diêm vương hơn.
Một vật thể nhỏ thứ ba đang chờ đợi, khi New Horizons hướng đến điểm hẹn 2019 với một vật thể trong vành đai Kuiper gọi là 2014 MU69. Sau đó, New Horizons sẽ lướt đi, rời khỏi hệ mặt trời trong vài thập kỷ, còn Dawn sẽ bay quanh Ceres trong nhiều thế kỷ.
Nguồn: vista.gov.vn