SpStinet - vwpChiTiet

 

Đáng sợ vi khuẩn “ăn thịt người”

Cindy Martinez - 34 tuổi, sống ở ngoại ô TP. Atlanta, bang Georgia (Mỹ) không biết bị mắc chứng hoại tử cơ do nhiễm khuẩn như thế nào, nhưng cái giá phải trả là 2 chân và tay phải bị cắt cụt.

Theo báo The Washington Post, bà mẹ 2 con này nhập viện ngày 25-5 với những cơn đau dữ dội. Một trường hợp khác là ông Zach Motal, 46 tuổi. Một ngày tháng 5, ông đi dạo bãi biển ở khu vực Fort Myers, bang Florida (Mỹ). Hôm sau, ông nằm trên bàn phẫu thuật và mất đi nửa dưới chân phải. Khi ông nhập viện, bàn chân sưng vù, tím tái và đau đến phát khóc. Đài ABC News đưa tin ông Motal nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A thông qua một vết xước nhỏ ở ngón chân.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính mỗi năm có khoảng 650-850 trường hợp bị hoại tử cơ do liên cầu khuẩn nhóm A nhưng thực tế có thể cao hơn nhiều. Đó là chưa kể CDC không ghi nhận những ca hoại tử do các loại vi khuẩn “ăn thịt người” khác.

Giáo sư dịch tễ học Ruth Berkelma, Trường ĐH Emory, cho rằng do các loại vi khuẩn “ăn thịt” xâm nhập cơ thể người qua một vết xước hay vết côn trùng cắn nên bệnh nhân thường không nhận ra. Đơn cử, chồng Martinez kể vợ anh hoàn toàn khỏe mạnh trước khi ngã bệnh: “Cô ấy chẳng bị thương gì, chỉ đột ngột thấy đau. Kể cả khi xem xét vết đau ấy, tôi cũng không nhận ra điều bất thường nào”.

Tuy nhiên, khi đã xâm nhập cơ thể, vi khuẩn nhanh chóng tỏa ra giết chết các mô mềm bao quanh các nhóm cơ, dây thần kinh, chất béo và mạch máu. Chất độc chúng tiết ra giết chết các mô, khiến bệnh nhân phải chịu cảnh cắt cụt các chi hoặc tử vong trong vòng 24-48 giờ.

Tốc độ tấn công của vi khuẩn nhanh đến nỗi các bác sĩ đôi khi phải chẩn đoán dựa vào kinh nghiệm chứ không kịp làm xét nghiệm máu. Theo CDC, triệu chứng ban đầu khi nhiễm khuẩn, chẳng hạn nhiễm Vibrio vulnificus, là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và phồng rộp da.
 
Nguồn: www.nld.com.vn

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả