Tìm thấy hệ sinh thái vi khuẩn 3,5 tỷ năm tuổi ở Úc
15/11/2013
KH&CN nước ngoài
KH&CN quốc tế
Các nhà khoa học vừa tìm thấy bằng chứng của hệ sinh thái vi khuẩn 3,5 tỷ năm tuổi trong một lớp đá trầm tích ở Úc.
Tái tạo thời gian sự sống bắt đầu trong lịch sử trái đất là một thách thức. Mẫu đá trầm tích cổ nhất của trái đất không những hiếm hoi mà hầu hết còn bị biến đổi bởi tác động của thủy nhiệt và các hoạt động kiến tạo. Một nghiên cứu mới đã công bố những mẫu vật của một hệ sinh thái phức hợp được bảo quản tốt trong đá trầm tích gần 3,5 tỷ năm tuổi ở Úc. Công trình được công bố trên Sinh học thiên thể (Astrobiology).
Pilbara, khu vực tây Úc là một trong những vùng địa lý nổi tiếng cho phép hiểu biết về giai đoạn đầu của quá trình tiến hóa sự sống. Những tích tụ dạng khuôn mẫu do vi khuẩn quang hợp tạo ra thường được gọi là đá stromatolites và những vi hóa thạch của vi khuẩn cũng đã được các nhà khoa học mô tả chi tiết. Tuy nhiên hiện tượng được gọi là cấu trúc trầm tích do vi khuẩn (microbially induced sedimentary structures hay MISS) thì chưa từng gặp ở vùng này. Những cấu trúc này được hình thành từ những màng vật liệu vi sinh vật.
Nhóm nghiên c
ứu gồm Noffke, Hazen, Daniel Christian c
ủa Đại học Old Dominion và David Wacey c
ủa đại học Western Australia đã mô t
ả nhiều mẫu vật MISS khác nhau
ở Dresser Formation c
ủa khu vực này. Hóa th
ạch Dresser MISS r
ất giống với những mẫu vật MISS t
ừ đá trẻ hơn như trường hợp hệ sinh thái 2,9 t
ỷ năm tuổi mà Noffke và đ
ồng nghiệp đã tìm thấy ở Nam Phi.
Các nhà khoa học cho rằng những cấu trúc trầm tích này hình thành do sự tương tác giữa màng vi khuẩn với các lớp trầm tích bờ biển trong khu vực.
MISS cũng là mục tiêu tìm kiếm của những chiếc xe tự hành trên bề mặt sao Hỏa. Vì thế phát hiện của nhóm nghiên cứu này có thể mở ra những nghiên cứu cho hệ mặt trời của chúng ta.
Nguồn: Carnegie Institution