SpStinet - vwpChiTiet

 

Kiểm soát tuyến trùng nang đậu nành

Tuyến trùng nang đậu nành là một trong những loài gây hại lớn nhất của cây trồng. Không như hầu hết các loài tuyến trùng trông giống như những con giun siêu nhỏ, tuyến trùng nang đậu nành cái tạo thành dạng một quả chanh nhỏ sau khi ăn rễ cây đậu nành. Nhóm nghiên cứu của Đại học Illinois vừa phân tích quá trình này.

"Theo chúng tôi, tuyến trùng nang đậu nành phát triển dạng này có thể tạo ra nhiều con hơn. Nếu so sánh với các loài tương tự, tuyến trùng là loài có nhiều con nhất.", ông Nathan Schroeder, trợ lý giáo sư tại Khoa Khoa học cây trồng thuộc Đại học Illinois, và tác giả của nghiên cứu mới, cho biết.

Hình dạng tròn cho phép tuyến trùng nang đậu nành cái giữ khoảng 2/3 số trứng được thụ tinh bên trong cơ thể. Khi phôi phát triển, cơ thể tuyến trùng mẹ cứng lại, trở thành một u nang bảo vệ, đây là cơ chế giúp tuyến trùng nang đậu nành bảo vệ được con của nó.

Từ nghiên cứu trước đây với một loài khác, các nhà khoa học cho rằng các tế bào liên kết (seam cells, có đặc tính giống tế bào gốc) đã tạo ra sự biến đổi từ dạng dài sang dạng tròn. Các tế bào liên kết chạy theo chiều dài của tuyến trùng và phân chia để giãn to lớp biểu bì mỗi khi giun lột.

"Thông thường, mỗi lần tuyến trùng lột xác một bộ phận, tạo ra một nhóm hạt nhân mới trong lớp biểu bì đa nhân. Tuyến trùng nang đậu nành phân chia nhiều lần sau khi lây nhiễm vào cây. Chúng lột xác rồi lại phân chia,...và tăng trưởng theo cấp số nhân, khiến loài tuyến trùng tròn, mập này có rất nhiều hạt nhân biểu bì" Schroeder giải thích. "Giai đoạn giữa hình dạng con nhỏ (dài và mỏng) và giai đoạn trưởng thành sinh sản (tròn và mập), số lượng hạt nhân trong nó tăng gấp bốn mươi lần."

Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu mô hình phân chia ở các loại tuyến trùng ký sinh thực vật khác và nhận thấy có sự tăng sinh tế bào liên kết ở một số loài khác. Về cơ bản, họ thấy bằng chứng về sự tập trung tiến hóa, hoặc xuất hiện của những điểm tương đồng để đáp ứng nhu cầu ở các loài ít có liên quan.

"Câu hỏi đặt ra là, trong sinh học, làm sao để có được hình dạng cơ thể mới? Làm sao để tạo ra hình dạng mới? Chúng tôi cho rằng, các sinh vật này sử dụng cơ chế tăng sinh tế bào gốc để tạo ra hình dạng cơ thể mới" Schroeder nói.

Khám phá này có ý nghĩa quan trọng trong quản lý vật hại, nếu có thể ngăn cản được sự tăng sinh của các tế bào liên kết ở giai đoạn giúp cho tuyến trùng cái trở nên tròn trịa (tăng khả năng bảo vệ con của chúng). "Đây là vấn đề rất có ý nghĩa thực tiễn để phòng chống một loại dịch hại có tác động lớn về mặt kinh tế, vốn gây giảm năng suất cho đậu nành. Nếu chúng ta có thể chỉ tác động đến loài tuyến trùng đậu nành mà không gây ảnh hưởng đến hàng ngàn loài tuyến trùng có ích khác trong đất, đó sẽ là một bước ngoặt có ý nghĩa lớn." Schroeder nói.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả