SpStinet - vwpChiTiet

 

Trung tâm liên kết Cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam – WEF

Ngày 12/8/2020, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi làm việc với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) nhằm giới thiệu về Trung tâm liên kết Cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam - WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới). Buổi làm việc cũng là dịp để các doanh nghiệp đề xuất về các vấn đề chính sách công nghiệp 4.0 hợp tác với WEF. 

Quang cảnh buổi làm việc.

Vào tháng 1/2019, tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đa-vốt, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký kết hai thỏa thuận hợp tác về Cách mạng công nghiệp 4.0 với WEF, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới - Giáo sư Klaus Schwab.

Theo đó, thỏa thuận ký kết đã bao gồm Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới về thành lập Trung tâm liên kết về Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam. Việt Nam là nước đầu tiên ký thỏa thuận với Diễn đàn Kinh tế thế giới về hợp tác xây dựng Trung tâm liên kết (Affiliate Center) về CMCN 4.0. Điều này, khẳng định các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng tầm nhìn, định hướng và chính sách trong các ngành nghề và lĩnh vực kinh tế - xã hội để tận dụng lợi thế vượt trội mà cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, lợi ích mà các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có được khi tham gia Trung tâm tâm liên kết CMCN 4.0 Việt Nam – WEF bao gồm: hoạt động theo mô hình franchise của WEF; Có cơ hội kết nối với các nhà phát triển, sáng tạo công nghệ và các chuyên gia trên thế giới; Sử dụng nghiên cứu ở các nước để thí điểm vào Việt Nam; Quảng bá công nghệ của Việt Nam ra thế giới. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, công nghệ sẽ thường phát triển nhanh hơn chính sách và hệ thống pháp luật. Những sản phẩm công nghệ bị rơi vào vùng cấm của chính sách thì sẽ không thể triển khai. Nhưng với chính sách sandbox, những công nghệ, sản phẩm đó có thể được thử nghiệm trong một phạm vi hẹp. Sau thử nghiệm, cơ quan quản lý nhà nước sẽ đánh giá và có thể xem xét cho triển.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết, doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng dẫn dắt thực hiện chiến lược Make in Vietnam, sáng tạo Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam. Chỉ thông qua con đường công nghệ số mới cải thiện được thứ bậc Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã thể hiện sự nhanh nhạy, năng lực đổi mới, sáng tạo và cung cấp được nhiều giải pháp công nghệ số, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội được diễn ra bình thường, được Nhà nước và xã hội ghi nhận. Bộ TT-TT đang hợp tác với Diễn đàn Kinh tế Thế giới xây dựng Trung tâm liên kết CMCN 4.0 Việt Nam. Trung tâm sẽ là đầu mối quốc gia trong việc hợp tác với WEF và mạng lưới Trung tâm CMCN 4.0 của WEF trên toàn cầu đề nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng các khung chính sách cho các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới hình thành từ CMCN 4.0. Theo ghi nhận của Bộ TT-TT, trong quá trình triển khai đẩy mạnh phát triển và ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới vào thực tế, có một số trường hợp khung pháp lý hiện nay chưa thật sự thúc đẩy việc ứng dụng các sản phẩm mới. Với vai trò là cơ quan thúc đẩy chính về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, Bộ TT-TT mời doanh nghiệp tham gia các dự án nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng chính sách cho các sản phẩm từ cuộc CMCN 4.0.

Tại buổi làm việc, một số doanh nghiệp như Viettel, Công ty Sao Bắc Đẩu… đã đề xuất về các vấn đề chính sách công nghiệp 4.0 hợp tác với WEF. Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục đề xuất các vấn đề chính sách cần nghiên cứu để ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc CMCN 4.0.

Nguồn: vista.gov.vn

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả