SpStinet - vwpChiTiet

 

Tìm hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa – cao su TP. HCM

Ngày 4/12/1014, Trung tâm Kỹ thuật Nhựa – Cao su và Đào tạo quản lý Năng lượng (PRET) tổ chức hội thảo chuyên đề “Công nghiệp hỗ trợ: Hướng phát triển ngành Nhựa – Cao su TP. HCM”.

Theo ông Hồ Đức Lam – Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, ngành nhựa hiện nay có khoảng 2.000 doanh nghiệp với 200.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm. Doanh thu năm 2013 đạt trên 9 triệu USD. Hàng năm, ngành nhựa phải nhập khẩu hơn 80% chủng loại nguyên liệu nhựa, nhiều nhất là PE và PP. Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, xe hơi (10%), đồ điện và điện tử (40%), xe máy (70%). Vì vậy, theo ông Lam, cần nghiên  cứu hình thành hệ thống thông tin về công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cả nước, thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu các ngành CNHT; tổ chức kết nối với các cơ sở dữ liệu của các địa phương có xây dựng cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin về CNHT một cách tốt nhất cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Sản phẩm nhựa phục vụ cho các ngành CNHT rất đa dạng và phong phú. Để có định hướng phát triển phù hợp với điều kiện của đất nước, của địa phương trong bối cảnh hội nhập, cần nghiên cứu hình thành Danh mục sản phẩm CNHT trọng điểm của quốc gia cho từng thời kỳ và đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển, trình Chính phủ phê duyệt để phát triển CNHT có trọng tâm, trọng điểm.

Ngoài ra, Bộ Công thương cần xây dựng kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm của các ngành CNHT trên phạm vi toàn quốc cho từng lĩnh vực và ngành hàng hàng năm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp  trong việc giới thiệu sản phẩm, liên kết doanh nghiệp trên phạm vi cả  nước và thị trường thế giới; tăng cường hoạt động các viện nghiên cứu chuyên  ngành để làm cầu nối và gắn với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thiết kế, triển khai sản xuất các sản phẩm CNHT; cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp CNHT.

Các doanh nghiệp trong nước với xuất phát điểm thấp, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân, kỹ sư chưa cao... nên chưa thể đi sâu nghiên cứu, sản xuất các chi tiết sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Do đó, cần tăng cường công tác nghiên cứu – triển khai, đầu tư công nghệ phù hợp, tổ chức quản lý chuyên nghiệp... để có thể tham gia và đáp ứng các yêu cầu về sản xuất CNHT cho các nhà lắp ráp. Đồng thời, tăng  cường công tác thông tin lẫn  nhau giữa các doanh nghiệp qua nhiều hình thức, trong đó cần có sự hỗ trợ của nhà nước về kênh thông tin này. Bên cạnh đó, cần tăng  cường  vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc tạo điều kiện phối hợp, liên kết doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin, chính sách...

Ngành cao su, sản lượng cao su kỹ thuật là 15.000 tấn/năm, nhập khẩu 600 triệu USD. Doanh nghiệp tham gia CNHT là cung cấp cao su gác chân, giảm chấn, đệm,… Còn phần lớn các cao su cao cấp như dây đai truyền lực, ống cao su thủy lực,… các doanh nghiệp tham gia CNHT ngành ô tô xe máy và điện tử cho thấy, 90% không đáp ứng được về công nghệ, 95% không đáp ứng được về giá và 90% không đáp ứng được về quản trị. Nguyên nhân là do trình độ khoa học công nghệ chưa cao, hệ thống quản lý chưa đảm bảo, giá thành cao. Vì vậy cần phải có thiết bị, công nghệ tiên tiến, đào tạo về quản lý chất lượng,…

Tại hội thảo, PRET cũng giới thiệu hoạt động kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm với những thiết bị phân tích, đánh giá chất lượng chủ lực, đủ sức tham gia đánh giá chất lượng các sản phẩm CNHT ngành nhựa, cao su theo các tieu chuẩn quốc tế hiện hành.
Lam Vân

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả