SpStinet - vwpChiTiet

 

Hơn 93% Đại biểu Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi)

Chiều 19/6/2017, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa XIV, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bấm nút thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) với 93,28% số đại biểu có mặt tán thành.

Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) gồm 6 Chương 60 Điều đã sửa đổi căn bản những vấn đề hạn chế đã được nêu trên, trong đó tập trung vào: Phạm vi điều chỉnh; Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ; Biện pháp thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ; Công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư; Quản lý Nhà nước hoạt động chuyển giao công nghệ. Luật CGCN có hiệu lực từ ngày…

Tại Phiên họp, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm UBKH,CN và Môi trường của Quôc hội Phan Xuân Dũng đã báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật CGCN (sửa đổi) với các nội dung về: chính sách của Nhà nước đối với CGCN (Điều 3); công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao; thẩm định công nghệ dự án đầu tư (Chương II); cấp phép, đăng ký và hợp đồng chuyển giao công nghệ (Chương III); các biện pháp khuyến khích CGCN và phát triển thị trường KH&CN; một số vấn đề khác.

Về chính sách  của Nhà nước đối với CGCN, một số ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất, sáng chế, sáng tạo; khuyến khích tổ chức KH&CN chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất; coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, kỹ thuật viên lành nghề; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về KH&CN cũng như về CGCN, ưu tiên CGCN thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã bổ sung chính sách “thúc đẩy phong trào sáng tạo, đổi mới của tổ chức, cá nhân”; bổ sung nội dung coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo; bổ sung nội dung “đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào Việt Nam”; bổ sung quy định “Nhà nước chú trọng hỗ trợ thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước. Đồng thời, trong Dự thảo Luật đã có một mục gồm 6 Điều quy định cụ thể về việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khuyến khích tổ chức, cá nhân lao động sản xuất, sáng chế, sáng tạo như ý kiến đề nghị của ĐBQH.

“Về đề nghị bổ sung chính sách phát triển nguồn nhân lực và chính sách hội nhập quốc tế trong CGCN, UBTVQH thấy rằng nội dung này đã được quy định trong trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành và UBND tỉnh. Đồng thời, Luật KH&CN đã có 1 chương riêng quy định về cá nhân hoạt động KH&CN cũng như chương riêng về hợp tác quốc tế trong hoạt động KH&CN. Mặt khác, hoạt động CGCN và hoạt động sản xuất kinh doanh noi chung có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần thiết lồng ghép với nhau. Do đó, xin phép Quốc hội không bổ sung nội dung này vào chính sách của Nhà nước đối với CGCN”, ông Phan Xuân Dũng cho biết.


Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi)

Đối với ý kiến đề nghị cần làm rõ mặt hàng xuất khẩu chủ lực đặc trưng của Việt Nam; bổ sung các điều kiện để bảo đảm quản lý chặt chẽ hơn đối với công nghệ “không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia phát triển”, “tạo ra sản phẩm có sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát và tiếp thu chỉnh sửa các quy định về nội dung này.

Đối với đề nghị bổ sung hạn chế chuyển giao vào Việt Nam công nghệ mà Việt Nam đã nghiên cứu sử dụng có trình độ và hiệu quả tương đương với công nghệ thế giới, UBTVQH thấy rằng cần thiết phải khuyến khích sử dụng công nghệ trong nước tạo ra. Tuy nhiên, nội dung này không quy định trong Luật mà quy định trong các văn bản dưới Luật để tránh xung đột với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Về thẩm định công nghệ dự án đầu tư, một số ý kiến ĐBQH đề nghị cần quy định cụ thể trong những trường hợp mà chủ đầu tư xin ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc của UBND cấp tỉnh nơi triển khai dự án. Một số ý kiến khác đề nghị bổ sung quy định đối với trình tự, thủ tục, hồ sơ thẩm định cũng như cấp ra quyết định. Tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan rà soát các quy định về thẩm định công nghệ dự án đầu tư, thể hiện tại Chương II.

Về các biện pháp khuyến khích CGCN và phát triển thị trường KH&CN, một số ĐBQH đề nghị cần quy định cụ thể về cơ chế giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước, cho các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là phương thức xác định giá trị giá trị CGCN; bổ sung quy định về các điều kiện đặc thù, ngoài các điều kiện chung đối với hoạt động đánh giá, định giá và giám định công nghệ đã được quy định trong Luật Giá. Có ý kiến đề nghị rà soát quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, quy định về chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho thống nhất với Luật KH&CN, Luật Ngân sách nhà nước và các Luật về thuế. Đối với đề nghị cần quy định cụ thể về cơ chế giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước cho các cá nhân, tổ chức, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, đối chiếu nội dung các quy định này tại Điều 36 với các luật có liên quan như Luật KH&CN, Luật Ngân sách nhà nước, Dự thảo Luật Quản lý tài sản công…. được thể hiện trong Dự thảo Luật…

Trước đó, ngày 2/6, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật CGCN (sửa đổi); đã có 26 đại biểu quốc hội phát biểu và một số ý kiến của các vị ĐBQH gửi bằng văn bản. Hầu hết, ý kiến của các vị ĐBQH đều tán thành vơi Báo cáo giải trình tiếp thu, góp ý chỉnh lý và Dự thảo Luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội và đã có một số ý kiến góp ý thêm nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật. Sau phiên họp, UBTVQH đã chỉ đạo Thường trực UBKH,CN&MT phối hợp với Ban soạn thảo, Thường trực UB Pháp luật và một số cơ quan hữu quan nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật theo ý kiến của các vị ĐBQH.

Luật CGCN (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.

Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả