Vì sao ngành sản xuất hoa của VN yếu kém, lạc hậu?
01/10/2012
Hoạt động KH&CN
Sự kiện KH&CN
Công nghệ trong ngành trồng hoa tại Việt Nam còn lạc hậu và còn yếu kém so với thế giới, đó là nhận định TS. Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp tại hội thảo “Quản lý sau thu hoạch và maketting trong ngành trồng hoa”.
Trồng hoa lan ở xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM (Ảnh: Cao Xuân Vinh)
Hội thảo do ngày 27/9 tại Hà Nội do Viện Di truyền nông nghiệp phối hợp với Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) tổ chức vào ngày 27.9 tại Hà Nội.
Lý giải nguyên nhân trên, TS. Lê Huy Hàm cho biết do ngành hoa Việt chưa có các công nghệ phù hợp cho sản xuất và quản lý sau thu hoạch. Số lượng sản phẩm ít với bộ giống nghèo nàn và cây giống kém chất lượng. Việc giới thiệu giống mới cũng như các giống cây có chất lượng cao còn ít. Công nghệ đóng gói còn lạc hậu, kiến thức về quản lý sau thu hoạch để thu được sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường còn yếu làm hạn chế lợi thế sản xuất của doanh nghiệp...
Bà Yuri Shoji, đại diện FAO tại Việt Nam cũng nhận định, ngành sản xuất hoa của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chất lượng và sản lượng còn hạn chế do chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thông qua một số dự án sẽ tạo ra các hệ thống hỗ trợ trên cơ sở phát triển bền vững bằng việc giới thiệu các giống hoa mới, kỹ thuật mới phù hợp với sản xuất và quản lý sau thu hoạch, thiết lập cơ sở hạ tầng nhân giống thích hợp ở từng vùng sản xuất và trình diễn công nghệ mới ở các vùng dự án, kèm theo một chương trình chuyên sâu về xây dựng năng lực thông qua đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các đối tượng tham gia sản xuất hoa.
Nguồn: Báo Đất Việt