Tần suất biến đổi gen ở hai giống bông vải Coker 312 và SSR60F của phương pháp chuyển nạp gen chỉ thị qua Acrobaterium tummefaciens vào đỉnh chồi và thanh lọc bằng Mannose
11/12/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do TS. Trần Thị Cúc Hòa và ThS. Huỳnh Lê Dũng (Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long) thực hiện xác định hiệu quả tạo cây bông vải biến đổi gen bằng phương pháp chuyển nạp gen qua Agrobacterium tumefaciens vào đỉnh chồi và chọn lọc bằng manose.
Nghiên cứu tiến hành với hạt của giống bông vải Coker 312 và SSR60F do Viện nghiên cứu bông Nha Hố cung cấp.
Theo đó, gen được chuyển là pmi và gusA nằm trên vecter pManca. Sau khi lây nhiễm, đỉnh chồi được chọn lọc qua 3 vòng trên môi trường chứa mannose tăng dần qua mỗi vòng từ 20, 25 đến 30 g/l. Đỉnh chồi sống sót sau 3 vòng chọn lọc được nuôi cấy tiếp trên môi trường vươn lóng và tạo rễ. Sự hiện diện của gen trong cây được xác định bằng phương pháp phân tích Southern. Kết quả cho thấy, trong tổng số 1150 mẫu lây nhiễm qua chọn lọc bằng mannose có 229 mẫu sống sót, tiếp theo qua nuôi cấy trên môi trường vươn lóng và môi trường tạo rễ thu được 16 dòng. Qua phân tích Southern, 12 trong 16 dòng có sự hiện diện của gen pmi. Tần suất trung bình tạo cây biến đổi gen với giống SSR60F là 0,67% và đối với giống Coker 312 là 1,43%. Quy trình chuyển nạp gen ở cây bông vải được thiết lập qua nghiên cứu này có thể được xây dựng và hoàn thiện để sử dụng chuyển nạp các gen hữu dụng như gen kháng sâu vào các giống bông vải Việt Nam, đáp ứng yêu cầu tăng năng suất cây bông vải.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 5/2008)