SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu xu thế mắc và một số đặc điểm dịch tễ học của trẻ tự kỷ điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000 đến 2007

Đề tài do các tác giả Nguyễn Thị Hương Giang, Trần Thị Thu Hà thực hiện nhằm nghiên cứu xu thế mắc tự kỷ ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007; nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học liên quan đến trẻ tự kỷ.

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa bao gồm các khiếm khuyết về quan hệ xã hội, ngôn ngữ - giao tiếp, rối loạn hành vi ảnh hưởng sâu sắc đến gia đình và xã hội. Tự kỷ có 2 loại là tự kỷ điển hình hay bẩm sinh (các triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần dần ngay sau sinh đến trước 3 tuổi) và tự kỷ không điển hình hay tự kỷ mắc phải (trẻ phát triển bình thường tới 12-30 tháng tuổi sau đó ngừng phát triển đột ngột hoặc thoái triển và các triệu chứng khác của tự kỷ xuất hiện).

Nghiên cứu tiến hành với 1454 trẻ tự kỷ đến khám và điều trị tại khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007.
Kết quả, xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% giai đoạn 2004-2007. Trẻ tự kỷ đến khám vào năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000. Chỉ có 43,48% trẻ tự kỷ đến khám ở lứa tuổi 24-35 tháng; tỷ lệ trẻ tự kỷ đến khám muộn (trên 36 tháng tuổi) còn cao (43,86%). Trong số 506 trẻ tự kỷ vào điều trị, có 88,74% trẻ nam và 11,26% trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 8/1. Đa số trẻ tự kỷ ở Hà Nội đến điều trị tại khoa phục hồi chức năng (56,13%); cha mẹ trẻ tự kỷ có trình độ học vấn trung cấp và phổ thông chiếm tỷ lệ cao (59%); đa số trẻ tự kỷ là con thứ nhất trong gia đình (54,15%). Một số yếu tố liên quan khác đến trẻ tự kỷ như có tiền sử đẻ ngạt, can thiệp sản khoa hoặc sốt cao co giật chiếm 23,11%; thời gian xem vô tuyến của trẻ tự kỷ trên 4 giờ/ngày là 82,81%...

LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 4/2008)

 

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả