SpStinet - vwpChiTiet

 

Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em từ 0 đến 12 tháng tuổi tại huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng năm 2002

Đề tài do tác giả Nguyễn Đỗ Huy (Viện Dinh dưỡng) thực hiện tìm các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em từ 0 đến 12 tháng tuổi tại huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng năm 2002 bằng mô hình nghiên cứu thuần tập tương lai (Prospective Cohort Study).

Nghiên cứu tiến hành với phụ nữ bắt đầu mang thai tuổi 18-35, 1 con, không sảy thai đẻ non, chia thành 2 nhóm dựa vào BMI: nhóm thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD) BMI <18,5; nhóm bình thường BMI ≥ 18,5.
Kết quả cho thấy, các chỉ số nhân trắc của phụ nữ trước khi mang thai có cải thiện hơn so với các nghiên cứu trước đây nhưng còn rất khiêm tốn, tỷ lệ TNLTD còn cao: cân nặng trung bình của đối tượng là 44,96 kg (nhóm TNLTD 40,99 kg, nhóm bình thường 46,58 kg), tỷ lệ phụ nữ có cân nặng dưới 45 kg còn ở mức 41%. Chiều cao trung bình của các đối tượng là 153,2 cm. Số đối tượng có chiều cao <150 cm là 16,6%. Tỷ lệ TNLTD của phụ nữ trước khi mang thai là 295, trong đó độ I là 21,2%, độ II là 6,3% và độ III là 1,5%. Mức tăng cân trong thời gian mang thai cải thiện hơn các nghiên cứu trước đây nhưng chưa đạt mức khuyến nghị của viện Dinh dưỡng. Nhóm TNLTD có mức tăng cân cao hơn nhóm bình thường: mức tăng cân 3 tháng cuối gấp đôi 3 tháng giữa và gấp gần 8 lần so với 3 tháng đầu. Chênh lệch giữa tăng cân sau 9 tháng mang thai của hai nhóm là 1,91 kg. Nguy cơ tương đối (RR) của các yếu tố từ phía người mẹ với suy dinh dưỡng trẻ em giảm dần theo tháng tuổi. RR của chiều cao sơ sinh <45 cm cao hơn RR cân nặng sơ sinh <2500 g với suy dinh dưỡng thấp còi.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 4/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả