SpStinet - vwpChiTiet

 

Điều tra tình trạng sâu răng của học sinh 6-12 tuổi và khảo sát nồng độ fluo trong một số nguồn nước ở thị xã Hòa Bình

Đề tài do tác giả Vũ Mạnh Tuấn (Trường ĐH răng hàm mặt) thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ em học đường lứa tuổi 6 và 12 tại thị xã Hòa Bình; xác định hàm lượng fluo tại các nguồn nước ăn uống của thị xã Hòa Bình và sự liên quan của nó đến tình trạng sâu răng của học sinh.

Nghiên cứu tiến hành với 400 học sinh tiểu học tuổi 6 và 12 tại thị xã Hòa Bình; các nguồn nước ở thị xã Hòa Bình qua các mẫu nước mà học sinh sử dụng làm nguồn nước ăn uống sinh hoạt.
Kết quả, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em 6 tuổi là 61,5%. Tỷ lệ răng sâu vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi còn cao (63%) so với một số tỉnh phía Bắc. Về rối loạn phát triển men răng, tỷ lệ đục men là 0,5%, thiểu sản men là 0,75%; không thấy sự khác biệt về tỷ lệ so với một số địa phương khác (có hàm lượng fluo trong nước tương đối giống thị xã Hòa Bình). Nồng độ fluo trong tất cả các nguồn nước ở thị xã Hòa Bình đều thấp so với ngưỡng chuẩn (0,8-1,2ppm) và so với một số địa phương khác. Liên quan giữa nồng độ fluo với tỷ lệ sâu răng ở 6 và 12 tuổi, thấy tỷ lệ sâu răng cao hơn một số vùng ở khu vực phía Bắc (nơi có nồng độ fluo trong nước tự nhiên cao hơn thị xã Hòa Bình). Kết quả điều tra cho thấy, khu vực nào sâu răng nhiều thì nồng độ fluo thấp.
Như vậy, tỷ lệ sâu răng có liên quan tỷ lệ nghịch với nồng độ fluo trong nước. Đề tài kiến nghị, cần quan tâm hơn nữa tới sức khỏe răng miệng của học sinh bằng cách tăng cường giáo dục cách giữ gìn vệ sinh cho học sinh tại trường; sử dụng biện pháp phòng sâu răng bằng fluo, trước mắt là phải đưa nước súc miệng fluo vào tất cả các trường cho học sinh súc miệng hàng tuần; tăng cường mạng lưới nha học đường để khám, phát hiện sớm, điều trị kịp thời cho học sinh.

LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 4/2008)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả