SpStinet - vwpChiTiet

 

Thu nhận và nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của bò rừng BOS javanicus (Wagrer, 1844) nhằm bảo tồn nguồn gen cấp độ tế bào

Đề tài do tác giả Hoàng Nghĩa Sơn, Trần Cẩm Tú (Viện sinh học nhiệt đới) Lê Văn Ty (Viện công nghệ sinh học) thực hiện nhằm tiến hành thu nhận và nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của bò rừng.

Bò rừng Bos javanicus (Wagrer, 1844) thuộc họ Bovidae là loại thú cỡ lớn, trọng lượng cơ thể 600-800 kg. Dinh dưỡng của loài bò rừng có khả năng phát triển trong môi trường DMEM được bổ sung huyết thanh.
Từ mẫu mô của tai bò rừng thu nhận được tại cơ sở nuôi thú hoang dã ở khu vực Tuyền Lâm, Đà Lạt, nhóm nghiên cứu nuôi cấy mô qua 3 giai đoạn: sơ cấp, cấy chuyền lần 1 và cấy chuyền lần 2.
Nghiên cứu cho thấy, khi được nuôi nguyên phát từ mảnh mô, các nguyên bào sợi tăng sinh rất nhanh, di cư ra khỏi mô ban đầu và phát triển tốt sau khi gắp bỏ mảnh mô khỏi môi trường nuôi cấy.
Sau khi cấy chuyền lần 1, các tế bào tiếp tục phân chia và phát triển mạnh trong môi trường nuôi cấy. Sau 6 ngày, tế bào mọc lan trên bề mặt của đĩa 4 giếng và mật độ nuôi cấy chuyền qua đĩa mới. Khi nuôi cấy invitro, các tế bào bám trên bề mặt của đĩa đa phần có hình sao hoặc hình thoi, có nhân to hình cầu.
Sau khi cấy chuyền lần 2, nguyên bào sợi vẫn tiếp tục phân chia và lan hết bề mặt của đĩa nuôi sau 6 ngày. Hình dạng của tế bào có hình sao hoặc hình thoi, có nhân to hình cầu.
Điều này chứng tỏ, sau khi nuôi cấy trong môi trường DMEM 10% FBS, cấy chuyền nhiều lần, tế bào thu được là nguyên bào sợi.
Quần thể nguyên bào sợi thu được chứng tỏ đã nuôi cấy thành công tế bào sinh dưỡng của bò rừng trong môi trường DMEM 10% FBS để thu nhận số lượng lớn tế bào nhằm bảo tồn nguồn gen ở cấp độ tế bào, tạo nguyên liệu cho nghiên cứu sâu hơn như: chuyển nhân, tạo dòng vô tính…

BH (Theo Tạp chí Sinh học, số 2/08)
 


Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả