SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lộc xuân liên quan đến khả năng cho năng suất trên cây hồng không hạt Bắc Kạn

Đề tài do TS. Nguyễn Thế Huấn (ĐH Nông lâm Thái Nguyên) thực hiện nghiên cứu mối liên hệ giữa một số đặc điểm sinh học với tiềm năng cho năng suất và chất lượng quả đối với giống hồng không hạt Bắc Kạn 15 năm tuổi.

Nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên giống hồng không hạt Bắc Kạn 15 tuổi trồng tại xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn từ tháng 1/2006-12/2007 với phương thức nhân giống giâm rễ, các biện pháp kỹ thuật canh tác đều là bón phân, phòng trừ cỏ dại… trên các vườn thí nghiệm.
Kết quả cho thấy, cành vụ xuân (cành dinh dưỡng và cành mang hoa quả) được hình thành từ nhiều loại cành mẹ khác nhau, nhưng chủ yếu được hình thành từ cành xuân và cành hè năm trước. Không có quan hệ giữa đặc điểm sinh trưởng chiều dài cành mẹ, đường kính cành mẹ, số mắt lá trên cành mẹ với năng suất quả do hệ số tương quan (r) không có ý nghĩa, trong khi tuổi cành mẹ và năng suất quả có tương quan chặt với hệ số tương quan (r = 0,71). Lộc xuân hàng năm là đợt lộc quan trọng nhất, vừa là cành mang hoa hàng năm, vừa là cành mẹ chủ yếu của cành mang hoa quả vụ xuân năm sau. Tuổi cành mẹ của cành mang hoa vụ xuân năm sau từ 7-12 tháng tuổi, loại cành mẹ 12 tháng tuổi (cành xuân) có ý nghĩa nhất đối với khả năng cho năng suất quả. Các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng cường sự sinh trưởng, ra lộc của đợt lộc xuân hàng năm là rất cần thiết trong thâm canh tăng năng suất cây hồng nói chung và hồng không hạt Bắc Kạn nói riêng.
LV (theo TC NN&PTNT số 3/2008)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả