Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Cordyceps militaris là loài được biết đến nhiều nhất trong chi Cordyceps. Sự đa dạng về hình thái và ký chủ giúp cho C. militaris có mặt ở nhiều vùng địa lý và vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Các ký chủ phổ biến nhất trong tự nhiên bao gồm ấu trùng và nhộng cánh vẩy, các ký chủ hiếm gặp khác là côn trùng cánh cứng, cánh màng và hai cánh.
Các hoạt chất sinh học có trong nấm Cordyceps, quan trọng nhất là nhóm chất cordycepic acid, cordycepin và polysaccharide có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh ung thư và các bệnh do virus. Ngoài ba thành phần trên khi phân tích nấm người ta còn phát hiện rất nhiều hợp chất có giá trị N-acetylgalactosamine, và exopolysaccharide, chitinase, cicadapeptins và myriocin, các chất có hoạt tính sinh học là saccharide (trehalose), nucleosides (adenosine, inosine), strerols (ergosterol).
Cordyceps được nuôi trồng nhân tạo ở nhiều nơi trên thế giới, trên các môi trường khác nhau như bắp, hạt kê, gạo tussah, gạo lức bổ sung nhộng tằm,...Trong nước, nhiều nghiên cứu nuôi trồng C. militaris trên môi trường gạo, nhộng tằm và nước dừa
Quy trình tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện
1. Chuẩn bị phòng nuôi:
Phòng nuôi được lắp đặt hệ thống tạo ẩm tự động. Ẩm độ trong phòng được thiết kế trong khoảng từ 80-90%.
Phòng được đặt các kệ thép 4 tầng có kích thước 60x120x180 cm. Sức chứa của mỗi kệ khoảng 200-220 bình nuôi. Mỗi tầng của kệ thép được lắp đặt hệ thống đèn LED có thể điều chỉnh thời gian và cường độ chiếu sáng. Đối với nuôi trồng nhộng trùng thảo, hệ thống đèn led được cài đặt chế độ chiếu sáng 300-800 Lux, thời gian chiếu sáng 12 giờ liên tục.
Tùy thuộc vào diện tích phòng nuôi để lắp đặt máy lạnh, sao cho nhiệt độ trong phòng trong khoảng từ 19-21oC.
2. Chuẩn bị môi trường:
Môi trường nhân giống thạch đĩa: môi trường PDA (khoai tây 20 g/L; dextrose 20 g/L, agar 15 g/L)
Môi trường nhân giống lỏng: môi trường PDB (khoai tây 20 g/L; dextrose 20 g/L)
Cách pha môi trường PDA/PDB: khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát mỏng. Nấu 200g khoai tây đã cắt lát mỏng trong nước, giữ sôi trong khoảng 30-40 phút. Lọc thu dịch chiết loại bỏ cặn. Hòa tan 20g dextrose vào dịch chiết, thêm nước cho đủ 1.000 mL thu được môi trường PDB. Bổ sung thêm 15g agar, làm nóng môi trường để làm tan agar, thu được môi trường PDA. Chia môi trường vào các chai thủy tinh trung tính hoặc các bình tam giác. Thể tích môi trường bằng 2/3 thể tích bình chứa. Hấp khử trùng môi trường ở 121oC, 1atm trong 15 phút.
Môi trường nuôi trồng: thành phần gồm gạo 30 g/bình, nhộng 5 g/bình, nước cất 50 mL/bình
Môi trường PDA sau khi lấy ra khỏi nồi hấp khử trùng được đưa vào tủ cấy, đổ thạch vào đĩa petri. Toàn bộ quá trình này phải thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Để yên cho môi trường nguội và đông đặc.
3. Chuẩn bị giống
Ống giống gốc ban đầu được trữ trong tủ mát bảo quản ở nhiệt độ 4oC.
Dùng dao cấy cắt các mảnh sinh khối nấm từ ống giống gốc cấy chuyền qua các đĩa thạch PDA, ủ trong tối ở 25oC trong 15 ngày.
Dùng dao cấy cắt lấy các mảnh sinh khối nấm từ đĩa thạch PDA cấy chuyền sang các bình môi trường PDB, nuôi tĩnh, ủ trong tối ở 25oC trong 5 ngày.
4. Cấy giống
Sau 5 ngày nuôi ủ, tiến hành cấy giống lỏng vào các bình cơ chất gạo đã được hấp khử trùng. Sử dụng pipet hút mỗi 5 mL giống cấy qua mỗi bình cơ chất.
5. Nuôi ủ tơ và nuôi trồng nấm
Các bình nuôi sau khi cấy giống ủ tối ở 25oC trong 20 ngày.
Khi tơ nấm đã lan kín bình và lan dày ở bề mặt, chuyển qua phòng nuôi với các điều kiện đã nêu trên, nuôi trong 55 ngày.
6. Thu nấm
Sau 55 ngày nuôi trong điều kiện sáng, lúc này nấm đến giai đoạn thu hoạch, tiến hành thu nấm Nhộng trùng thảo. Dùng dao đã được khử trùng tách riêng phần nấm và giá thể nuôi trồng. Nấm sau khi được tách ra được sấy ở 45oC trong 48h. Sản phẩm sau sấy được phân loại và đóng gói trong các hũ thủy tinh trong.
Ưu điểm công nghệ, hiệu quả kinh tế
Nấm nhộng trùng thảo là loài nấm dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng nhộng trùng thảo trên thị trường hiện nay cũng khá lớn. Mặc dù nhộng trùng thảo đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, sự cẩn thận, tỉ mỉ cùng vốn đầu tư ban đầu lớn, tuy nhiên lợi nhuận mà nó mang lại cao hơn nhiều so với chi phí đầu tư ban đầu. Hơn thế, việc nuôi trồng được thực hiện trong phòng kín nên sự phát triển của nấm không phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và không khó để kiểm soát các điều kiện nuôi trồng.
Hiệu quả kinh tế
Chi phí đầu tư ban đầu cho phòng nuôi trồng nấm nhộng trùng thảo (phòng nuôi 25m2, nồi hấp 110 lít sẳn có)
STT
|
Thành phần
|
Đơn vị tính
|
Đơn giá
|
Số lượng
|
Thành tiền
|
1
|
Hệ thống tạo ẩm
|
Bộ
|
15.000.000
|
1
|
15.000.000
|
2
|
Bộ điều khiển độ ẩm
|
Bộ
|
6.000.000
|
1
|
6.000.000
|
3
|
Hệ thống đèn led
|
Bộ
|
60.000.000
|
1
|
60.000.000
|
4
|
Hộp điều khiển đèn
|
Bộ
|
700.000
|
1
|
700.000
|
5
|
Kệ thép 4 tầng 60 x 120 x 180 cm
|
Kệ
|
3.000.000
|
16
|
48.000.000
|
6
|
Máy lạnh
|
Cái
|
17.000.000
|
2
|
34.000.000
|
|
|
|
|
Tổng
|
163.700.000
|
Chi tiết khấu hao thiết bị trong 1 năm
STT
|
Thành phần
|
Đơn vị tính
|
Đơn giá
|
Số lượng
|
Thành tiền
|
1
|
Hệ thống tạo ẩm (khấu hao 3 năm)
|
năm
|
7.000.000
|
1
|
7.000.000
|
2
|
Hệ thống đèn LED (khấu hao 5 năm)
|
năm
|
12.000.000
|
1
|
12.000.000
|
3
|
Hộp điều khiển đèn (khấu hao 2 năm)
|
năm
|
350.000
|
1
|
350.000
|
4
|
Kệ thép 4 tầng 60x120x180 cm (khấu hao 5 năm)
|
năm
|
600.000
|
16
|
9.600.000
|
5
|
Máy lạnh (khấu hao 2 năm)
|
năm
|
8.500.000
|
2
|
17.000.000
|
6
|
Thiết bị khác (tủ cấy, nồi hấp, cân, tủ sấy)
|
năm
|
12.000.000
|
1
|
12.000.000
|
7
|
Phí bảo dưỡng thiết bị
|
năm
|
1.000.000
|
1
|
1.000.000
|
8
|
Bình thủy tinh nắp kim loại
|
Cái
|
20.000
|
3.000
|
60.000.000
|
|
|
|
|
Tổng
|
118.950.000
|
Chi phí điện năng tiêu thụ trong 1 năm
STT
|
Thành phần
|
Đơn vị tính
|
Đơn giá
|
Số lượng
|
Thành tiền
|
1
|
Hệ thống tạo ẩm
|
kw
|
1.750
|
4.000
|
7.000.000
|
2
|
Hệ thống đèn led
|
kw
|
1.750
|
14.750
|
25.812.000
|
3
|
Máy lạnh
|
kw
|
1.750
|
15.400
|
26.950.000
|
4
|
Thiết bị khác (tủ cấy, nồi hấp, tủ sấy, cân)
|
kw
|
1.750
|
8.000
|
14.000.000
|
|
|
|
|
Tổng
|
73.762.000
|
Với cơ sở vật chất có sẵn là phòng nuôi trồng với diện tích 25 m2, tiến hành thiết kế lắp đặt hệ thống tạo ẩm, máy lạnh cùng 16 kệ thép 4 tầng, phòng có sức chứa 3.000 bình thủy tinh nuôi trồng nấm nhộng trùng thảo. Mỗi đợt nuôi trồng kéo dài 3 tháng. Chi phí sản xuất 3.000 bình nuôi nhộng trùng thảo là:
Chi phí sản xuất cho 3000 hũ trong 3 tháng
Thành phần
|
Đơn vị tính
|
Đơn giá
|
Số lượng
|
Thành tiền
|
Giống nấm
|
Ống
|
5.000.000
|
1
|
5.000.000
|
Gạo lứt
|
Kg
|
35.000
|
95
|
3.325.000
|
Nhộng tằm
|
Kg
|
500.000
|
16
|
8.000.000
|
Glucose
|
Chai/500g
|
300.000
|
1
|
300.000
|
Khoai tây
|
Kg
|
30.000
|
5
|
150.000
|
Agar
|
Bịch/500g
|
200.000
|
1
|
200.000
|
Thun
|
Kg
|
120.000
|
4
|
480.000
|
Bao PP
|
Kg
|
100.000
|
20
|
2.000.000
|
Giấy báo
|
Kg
|
9.000
|
20
|
180.000
|
Dây kẽm bọc nhựa
|
Cọng
|
100
|
3.000
|
300.000
|
Bình thủy tinh nắp kim loại
|
Cái
|
20.000
|
3.000
|
60.000.000
|
Công lao động
|
Bình
|
2.000
|
3.000
|
6.000.000
|
Phí phân tích các chỉ tiêu dược chất
|
Chỉ tiêu
|
600.000
|
4
|
2.400.000
|
Phí phân tích các chỉ tiêu thành phần dinh dưỡng, vi sinh, kim loại nặng
|
Mẫu
|
7.000.000
|
1
|
7.000.000
|
Khấu hao thiết bị
|
Tháng
|
9.912.500
|
3
|
29.737.500
|
Chi phí điện năng
|
Tháng
|
6.146.800
|
3
|
18.440.400
|
Phí bảo trì thiết bị
|
Tháng
|
500.000
|
3
|
1.500.000
|
Tổng
|
140.012.900
|
Tổng chi phí sản xuất cho 3.000 bình/3 tháng khoảng 173,5 triệu đồng (đơn giá sản xuất 1 bình nhộng trùng thảo là khoảng 58.000 đồng).
Năng suất nấm nhộng trùng thảo khô 1,5 g/bình x 3.000 bình = 4.500gam ( 4,5 kg). Với giá bán 1kg nhộng trùng thảo thấp nhất hiện nay là 40 triệu đồng/kg, lợi nhuận thu về cho mỗi đợt trồng sẽ đạt khoảng 39,99 triệu đồng/3 tháng.
Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM
Địa chỉ: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Điện thoại: (028) 3886 2726, 3537 5910
Email: nghiencuu.ahtp@tphcm.gov.vn