Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Cây ăn quả là một trong những thế mạnh của nông nghiệp khu vực phía Nam nói riêng và cả nước.
Theo quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 12 loại cây ăn quả chủ lực (gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, khóm, cam, mãng cầu và quýt). Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000 ha, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn quả ở Nam Bộ. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 185.100 ha, vùng Đông Nam bộ chiếm 71.900 ha.
Với quy hoạch này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng tới mục tiêu xây dựng ngành hàng trái cây chủ lực trồng tập trung ở Nam Bộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Việc phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực trồng tập trung cũng sẽ góp phần tái cơ cấu ngành trồng trọt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất, tăng thu nhập cho người sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở thu mua, bảo quản, tiêu thụ trái cây...
Trong bối cảnh này, nhu cầu cơ giới hóa canh tác cây ăn trái nói chung và khâu xới đất chăm sóc hàng năm nói riêng trở thành nhu cầu rất cấp thiết do công việc nặng nhọc và ngày càng thiếu hụt lao động, thậm chí có một số vùng không tìm được nhân công chăm sóc xới đất cho cây.
Quy trình và phương pháp thực hiện
Máy xới đất được liên hợp với máy kéo 2 bánh. Bộ phận làm việc chính của máy máy xới đất là cụm trống phay.
Cụm trống phay đã được tính toán thiết kế tối ưu theo sơ đồ động học, căn cứ theo các chỉ tiêu về vận tốc tiến của liên hợp máy; độ sâu xới đất; bán kính trống phay; và vận tốc góc của trống phay.
Kết quả ứng dụng máy xới đất tại tỉnh Đồng Tháp:
Chỉ tiêu
|
Giá trị trung bình
|
Độ chặt (KG/cm2)
|
7,8
|
Độ ẩm của đất (%)
|
30,6
|
Bề rộng làm việc (cm)
|
31,8
|
Độ sâu xới (cm)
|
10,8
|
Vận tốc TB liên hợp máy (km/h)
|
0,93
|
Tỉ lệ % diện tích mương/ha (%)
|
44
|
Năng suất liên hợp máy (ha/h)
|
0,12
|
Kích thước cục đất xới (cm)
|
13,2
|
Nhiên liệu (lít/ha)
|
7,0
|
Canh tác bằng máy đáp ứng tốt các yêu cầu canh tác trong nông nghiệp: dễ dàng luồn lách dưới các tán cây ăn trái; dễ quay đầu và có thể xới đất vòng quanh gốc cây với bán kính dưới 1m; độ sâu xới đạt trên 10cm và tạo đất cục đáp ứng cho đặc điểm chăm sóc cây ăn trái; xới được đất cứng, ngay cả vào mùa khô.
Máy cũng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về trọng lượng, dễ dàng di chuyển và vận chuyển trong điều kiện kênh mương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ưu điểm của công nghệ. Hiệu quả kinh tế
Ưu điểm
- Dễ vận hành.
- Trọng lượng nhỏ.
- Xới được đất cứng, ngay cả vào mùa khô.
- Chất lượng xới tốt hơn và xới toàn mặt đồng giúp cây trồng phát triển đồng đều.
- Giá máy thấp, phù hợp với bà con nông dân.
- Giảm đáng kể cường độ lao động, giải quyết được tình trạng khó khăn do thiếu nhân công.
Hiệu quả kinh tế
So sánh hiệu quả giữa sử dụng máy xới đất với canh tác bằng thủ công
Nội dung
|
Thủ công
|
Máy xới đất
|
Nhân công/ha
|
24
|
2
|
Đơn giá nhân công (đồng/ngày)
|
250.000
|
250.000
|
Chi phí tăng thêm
|
720.000 (*)
|
110.000 (**)
|
Hiệu quả xới đất
|
Xung quanh gốc cây
|
Toàn mặt đồng (trừ mương)
|
Khấu hao
|
0
|
1.000.000 (***)
|
Tổng chi phí trực tiếp (đồng/ha)
|
6.720.000
|
1.610.000
|
Ghi chú: (*) Chi ăn trưa cho 24 nhân công (đơn giá 30.000 đồng/bữa); (**) Chi phí nhiên liệu chạy máy; (***) Khấu hao máy canh tác trên 30 ha.
Canh tác thực địa cho thấy, khi xới đất bằng máy xới, hiệu quả đạt được khá rõ, với lợi nhuận trực tiếp là 5,11 triệu đồng/ha. Thời gian thu hồi vốn ngắn: khi đầu tư máy xới đất (giá khoảng 30 triệu đồng) chỉ canh tác xới đất khoảng 6 ha là thu hồi đủ vốn.
Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ
PGS.TS Nguyễn Huy Bích
Khoa Cơ khí Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ liên hệ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại : 0908961309
Email: nhbich@hcmuaf.edu.vn