Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Hằng năm, nước ta có khoảng 7 triệu ha lúa được gieo trồng. Theo số liệu từ nhiều nghiên cứu, cứ mỗi kg lúa thu hoạch được sẽ để lại một lượng rơm, gốc rạ có trọng lượng tương đương. Như vậy, với năng suất lúa trung bình cả nước ước đạt 5,5 tấn/ha thì lượng rơm rạ tạo ra sẽ tương đương 38,5 triệu tấn mỗi năm.
Rơm rạ có thể sử dụng để chế biến thức ăn gia súc, làm nấm, làm các vật liệu đốt, vật liệu xây dụng, phát điện, mỹ nghệ, vật liệu mới,…Tuy nhiên, tỉ lệ rơm rạ sử dụng cho các mục đích này rất thấp, chưa tới 10%.
Việc xử lý rơm, gốc rạ sau trồng lúa, cũng như phụ phẩm trồng trọt sau thu hoạch là vấn đề bức thiết ở các nước có sản xuất nông nghiệp. Những phụ phẩm này chủ yếu hiện nay được người nông dân đốt, hoặc để bừa bãi ngoài đồng ruộng, bờ kênh mương, đường xá,…Trong những năm gần đây, cũng có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân tận dụng rơm rạ làm phân hữu cơ, hoàn trả lại nguồn hữu cơ cho đất, cải tạo đất và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do tốn khá nhiều công lao động nhưng hiệu quả mang lại chưa thật sự rõ ràng, nên sau khi tham gia mô hình thường không duy trì được, nông dân lại quay về với thói quen đốt.
Việc đốt bỏ hoặc vứt bừa bãi vừa gây ô nhiễm, vừa lãng phí nguồn phụ phẩm trồng trọt có thể giúp gia tăng giá trị cho các loại cây trồng. Đây chính là dư địa cho các chế phẩm vi sinh, giải pháp hiệu quả, dễ thực hiện, áp dụng được ở nhiều điều kiện tự nhiên và môi trường khác nhau, không tốn công lao động đáng kể, giúp nông dân dần từ bỏ thói quen xấu và mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ ràng.
Quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện
Chế phẩm vi sinh Sumitri có các thành phần gồm vi sinh phân hủy chất hữu cơ (1x108 CFU) và bổ sung thêm các chất phụ gia bảo quản vi sinh khi chưa sử dụng, đồng thời kích hoạt vi sinh vật phát triển mạnh khi được phóng thích ra môi trường.
Vi sinh vật được kích hoạt ngay sau khi được phóng thích ra ngoài môi trường, nhờ đó các chất hữu cơ sẽ nhanh chóng được phân hủy. Nhờ khả năng hoạt động nhanh và mạnh của vi sinh vật mà chế phẩm vi sinh Sumitri được dùng để phân hủy rơm rạ thành phân bón ngay tại ruộng (thời gian phân hủy rơm rạ 7-10 ngày) hay sử dụng để ủ phân hữu cơ từ các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt như thân cành thành long, vỏ cà phê, thân cây ngô, khoai, đậu đỗ…thời gian ủ rất nhanh.
Sumitri rất dễ sử dụng. Chỉ cần dùng 125g sản phẩm trộn với 3kg cát hoặc phân bón, rải đều trên ruộng (1 sào Bắc bộ) sau khi dập rạ lần đầu, không tốn nhiều công lao động. Sản phẩm sẽ phân giải nhanh các chất hữu cơ như rơm, rạ, xác động, thực vật, chất thải nông nghiệp…thành chất mùn, chất dinh dưỡng (phân bón) giúp cây trồng dễ hấp thu, hạn chế hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ, cây lúa không bị vàng lá, nghẹt rễ. Bộ rễ cây trồng phát triển tốt, cây sinh trưởng, phát triển khỏe.
Ưu điểm của công nghệ. Hiệu quả kinh tế
Nguồn giống vi sinh được phân lập và bảo quản trong môi trường tối ưu, giữ được hoạt tính sinh học bền vững. Vi sinh nhân nuôi theo công nghệ phân tách bào tử, nên khả năng hoạt động rất tốt và có thể bảo quản được lâu trong điều kiện bình thường (24 tháng, nếu bao bì chưa bị mở).
Sản phẩm gồm nhiều chủng vi sinh được tích hợp, có thể hoạt động cả trong điển kiện háo khí và yếm khí, nên phù hợp với điều kiện của thực tiễn sản xuất. Vi sinh vật có thể hoạt động trong điều kiện nước nhiễm mặn: do đó có thể phân hủy rơm, gốc rạ thành nguồn thức ăn cho tôm sau khi thu hoạch lúa trong canh tác lúa - tôm, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, đồng thời là điều kiện để tăng vụ tôm trong canh tác lúa - tôm.
Có thể hạn chế được cỏ dại, lúa ma, lúa lẫn nền nhờ Sumitri phân giải nhanh hữu cơ làm cho hạt cỏ dại và hạt lúa bị thối trước khi nảy mầm. Chi phí sử dụng nguyên liệu là 30.000 đồng/sào Bắc bộ. Sản phẩm giúp cho đẩy nhanh tiến độ thời vụ sản xuất, tăng năng suất 10% so với diện tích không sử dụng.
Sau 7 ngày sử dụng Sumitri, rơm rạ còn trong ruộng gặt bằng máy gặt đã được phân hủy thành chất mùn (phân bón), cây lúa sinh trưởng tốt, không còn bị bệnh vàng lá, nghẹt rễ do trong sản phẩm có nấm đối kháng Trichoderma ngăn chặn sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh, làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa đối với bệnh hại. Ở các chân ruộng trũng, sâu giảm được 10% lượng phân bón đầu vào, góp phần làm giảm chi phí. Ruộng sử dụng phân bón vi sinh vật Sumitri gia tăng năng suất lúa từ 10-15%, nhiều nơi tăng trên 20%. Chất lượng gạo được cải thiện, tốt hơn hẳn so với sản xuất chỉ sử dụng phân hóa học. Hiệu quả kinh tế tăng thêm từ 4-10 triệu/ha.
Là dòng sản phẩm vi sinh phục vụ sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng sạch, an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn của VietGAP, GobalGAP cũng như sản phẩm hữu cơ. Chế phẩm vi sinh Sumitri đã và đang được tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ
Ông Phạm Xuân Hưng – Giám đốc
Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam
Địa chỉ: Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Điện thoại: 028 6290 0610
ĐTDĐ: 0943 007 379 – 0977 302 288
Email: padcoltdvn@gmail.com, Web: padco.vn