SpStinet - vwpChiTiet

 

Mô hình xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn không qua bể tự hoại

Hiện nay, các nhà hàng-khách sạn mọc lên khá nhiều, song việc triển khai các biện pháp xử lý nước thải còn rất yếu và hạn chế. Đây là một thực trạng khiến vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải nhà hàng-khách sạn đang được nhiều người quan tâm.

Khái quát về nước thải nhà hàng-khách sạn

Nước thải của nhà hàng-khách sạn gồm: nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh hàng ngày của công nhân viên; từ khu vực nấu ăn; từ các phòng cho khách thuê...

Một số nhà hàng-khách sạn xây dựng hệ thống xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu, một số còn chưa tính đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho đơn vị mình. Ở các nhà hàng-khách sạn có hệ thống xử lý nước thải bằng bể tự hoại, tuy đã đạt được một số kết quả xử lý nhất định, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề như: phát sinh mùi hôi ra môi trường xung quanh, còn 60-70% cặn bã khó phân hủy, hàm lượng BOD, amonia NH4+, dầu mỡ, vi khuẩn gây bệnh,...còn ở mức cao, chưa đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định.

Thực trạng nêu trên khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải nhà hàng-khách sạn đang dần trở thành vấn đề lớn, được nhiều người quan tâm.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại nguồn

Từ những năm 1970, công nghệ xử lý nước thải tại nguồn đã được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản để xử lý ngay tại nguồn chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình. Theo thời gian, thiết bị xử lý nước thải tại nguồn được cải tiến dần và trở thành thiết bị phổ thông không thể thiếu cho hộ gia đình tại Nhật hiện nay. Công nghệ xử lý nước thải tại nguồn – không qua bể tự hoại, khi đưa vào ứng dụng tại Việt Nam  đã được cải tiến để có thể áp dụng hiệu quả trong điều kiện khí hậu Việt Nam.

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, tắm giặt, nước thải từ nhà bếp (qua bể tách mỡ),…được thu gom trực tiếp về hệ thống xử lý mà không cần đi qua bể tự hoại 3 ngăn.

Đầu tiên, nước thải được đưa vào ngăn thiếu khí (ngăn số 1, vừa có chức năng xử lý kỵ khí và thiếu khí – có đường hồi lưu nước từ ngăn lắng về bằng áp lực máy thổi mang theo lượng ôxy). Tại ngăn thiếu khí, nước chảy qua vùng đệm giá thể vi sinh dính bám dạng cố định (có chứa sinh khối dị dưỡng) rồi đi xuống đáy. Từ đây, nước sẽ đi qua lỗ thông khoang, sang ngăn hiếu khí (ngăn số 2). Ngăn này có hệ thống sục khí dưới đáy và có chứa giá thể vi sinh dạng lơ lửng MBBR. Tại ngăn hiếu khí, chu trình nước đi từ đáy lên trên bề mặt và chảy tràn sang ngăn lắng (số 3) nhờ ống thông khoang. Tại ngăn lắng, cặn không tan (chủ yếu là các muối gốc PO42-, NO3-) sẽ được lắng lại cùng với các vi sinh vật. Tại ngăn lắng có đường hồi lưu bằng áp lực của máy thổi khí (airlift-pumb), bơm nước đã xử lý và bùn lắng tuần hoàn về ngăn số 1 để tiếp tục khử nitrat và giải phóng nitơ tự do vào không khí. Nhờ đó, hệ thống không phát sinh mùi trong suốt quá trình hoạt động.

Ngăn lắng có thiết kế bộ trộn clo viên nén để khử trùng nước khi thoát ra ngoài hệ thống thoát chung của khu vực (nước sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT).

Ưu điểm của công nghệ

Ưu điểm

  • Xử lý nước thải theo công nghệ sinh học hiện đại không cần dùng bất kỳ loại hóa chất nào, ngoại trừ clo để khử trùng sau xử lý.
  • Hệ thống vận hành gần như tự động, công việc vận hành chỉ là kiểm tra vi sinh, vớt rác (nếu có) do đó giảm thiểu được chi phí vận hành.
  • Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, do đó hiệu quả xử lý cao hơn: xử lí N, P trong nước thải: NH3–N: 98-99%, TN: 80-85%, TP: 70-75%.
  • Phát sinh bùn rất ít (30% so với công nghệ truyền thống), giảm chi phí đáng kể cho việc thu gom vận chuyển bùn như công nghệ truyền thống.
  • Giảm tối đa số lượng thiết bị nên tiêu thụ điện rất ít và an toàn trong quá vận hành. Không gây mùi hôi ra môi trường xung quanh.
  • Thiết bị xử lý nước thải được sản xuất tại xưởng với tính năng nhỏ gọn, quá trình lắp đặt nhanh, có thể đặt ngầm tại khu vực để xe, lối ra vào, tiết kiệm được diện tích xây dựng (do không cần phải xây dựng bể tự hoại 3 ngăn, bể điều hòa, bể chứa bùn, bể khử trùng). Thời gian thi công ngắn: 5-7 ngày.
  • Khi cần nâng công suất chỉ cần bổ sung thêm giá thể lơ lửng MBBR mà không cần mở rộng diện tích bể xử lý.

Chi phí đầu tư

Chi phí vận hành hàng tháng cho thiết bị xử lý nước thải công suất 2 m3/ngày đêm khoảng 118 ngàn đồng (điện 88,000 đồng, clorine khử trùng 30 ngàn đồng)

TT

Tên thiế bị

Chi phí đầu tư (triệu đồng)

Chi phí vận hành/Ngày đêm (đồng)

01

Thiết bị XLNT công suất 1 m3/ ngày đêm

38-45

3.000

02

Thiết bị XLNT công suất 2 m3/ ngày đêm

55-60

4.000

03

Thiết bị XLNT công suất 3 m3/ ngày đêm

75-80

6.000

04

Thiết bị XLNT công suất 4 m3/ ngày đêm

95-100

8.000

05

Thiết bị XLNT công suất 5 m3/ ngày đêm

130-140

10.000

Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ

Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam

Địa chỉ: 144, Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Người liên hệ: ThS. Ngô Quang Hiếu

Điện thoại: 0903 111 796

Email: dainammt@gmail.com

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả