Thực trạng lĩnh vực ứng dụng công nghệ
Với việc lưu trữ và truyền ảnh giữa các khoa, phòng trong bệnh viện và giữa các bệnh viện với nhau đã tạo ra phòng “Hội chẩn ảo”, góp phần quan trọng trong việc sử dụng trí tuệ tập thể, đặc biệt là trí tuệ của các chuyên gia y tế giỏi, chuyên gia đầu ngành để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh ở nhiều vùng đất nước khác nhau, thậm chí giữa các nước khác nhau trên thế giới.
Thống kê cho thấy, đa phần các bệnh viện trong cả nước đều đã có kết nối Internet. Tuy nhiên, do lượng dữ liệu luân chuyển trên mạng Telemedicine lớn (CT 64 lát: 1.500 MB/ca, MRI 1.5 Tesla: 600 MB/ca); đặc trưng của mạng Internet là hầu hết sử dụng địa chỉ IP động, NAT (Network Address Translation) và tường lửa, nên rất cần phải xây dựng một mạng logic để giải quyết các vấn đề của việc truyền dữ liệu theo chuẩn DICOM. Trong khi hệ thống thu thập và lưu trữ hình ảnh DICOM (PACS) của nước ngoài thường là các hệ thống tập trung trong một bệnh viện, không phải là hệ thống phân tán tại các bệnh viện; không được tích hợp hệ thống Video Conference phục vụ cho hội chẩn trực tuyến và chẩn đoán từ xa trực tuyến cho siêu âm, DSA; mặt khác, giá thành hệ thống là rất đắt…Đây là những bài toán thực tiễn cần giải quyết.
Quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện
Hệ thống Bach Khoa Full PACS cho phép ứng dụng tại các bệnh viện, hướng đến bệnh án điện tử theo chuẩn HL7 iFHIR.
PACS (Picture Archiving and Communication Systems - hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh) được xây dựng và ứng dụng trong y tế để lưu trữ hình ảnh một cách an toàn và kinh tế, đồng thời truyền dữ liệu giúp cho việc hội chẩn, chẩn đoán, điều trị, đào tạo và nghiên cứu từ xa. Đây là một bộ phận không thể thiếu của một hệ thống thông tin y tế.
PACS Server cho phép kết nối thông suốt tới tất cả các nguồn hình ảnh. Qua giao diện DICOM, CT, MRI hay X-Ray, qua giao diện video tích hợp nội soi hay siêu âm chuẩn Analog. Giao diện Import, giao diện HL7 cho phép tích hợp các tài liệu và các báo cáo chẩn đoán.
Hình 1: Hệ thống Bach Khoa Full PACS
Trong đó, hệ thống Video Conference Bách Khoa đóng vai trò tạo phòng họp trực tuyến từ phòng mổ, DSA, Siêu âm, nội soi,…, giúp các chuyên viên, bác sĩ có thể giao tiếp với nhau ở khoảng cách rất xa thông qua mạng Internet. Hệ thống Bach Khoa Full PACS sẽ cung cấp ảnh chụp CT, MRI, X-Quang, Siêu âm, kết quả xét nghiệm và thông tin bệnh nhân, giúp các bác sĩ nắm bắt được tình trạng bệnh để cùng thảo luận đưa ra hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, hệ thống hội chẩn còn cung cấp giao diện giúp các thành viên theo dõi trực tuyến một ca phẩu thuật từ xa thông qua hệ thống Camera tại phòng mổ.
Các kết quả được quản lý xác nhận qua từng User, các User khác chỉ có thể xem chứ không thay đổi được nội dung (ngoại trừ một số User đã được phân quyền).
Hình 2: Quy trình chẩn đoán mới khi áp dụng sản phẩm Hội chẩn Y tế trực tuyến và PACS
Tính năng hệ thống
- Xử lý và lưu trữ hình ảnh DICOM được trả về từ các máy chẩn đoán hình ảnh (máy CT, MRI, Xquang, siêu âm, DSA…) trong bệnh viện.
- Hệ thống hỗ trợ nhận dữ liệu từ tất các các máy của các hãng sản xuất (với điều kiện máy có hỗ trợ chuẩn DICOM và có option DICOM).
- Hỗ trợ truy cập từ các WorkStation, các phần mềm xem ảnh DICOM trong y tế, phục vụ chẩn đoán tại nhiều vị trí khác nhau trong bệnh viện.
- Hỗ trợ truy cập và xem ảnh DICOM bằng giao diện Web, phục vụ hội chẩn và chẩn đoán từ xa. Hỗ trợ truy cập và xem ảnh DICOM bằng các thiết bị di động, tăng tính linh hoạt và kịp thời trong việc chẩn đoán, hội chẩn.
- Khả năng luân chuyển dữ liệu ảnh DICOM từ các trạm làm việc khác nhau qua kênh bảo mật riêng, phục vụ việc chẩn đoán từ xa an toàn và chính xác.
- Hỗ trợ liên kết với hệ thống HIS lấy dữ liệu bệnh nhân và thực hiện chỉ định đến các máy chẩn đoán hình ảnh.
Hình 3: Chẩn đoán hình ảnh qua website của bệnh nhân
Các điều kiện áp dụng hệ thống
Cấu hình phần cứng BK DICOM STORAGE trung tâm:
- BK DICOM Storage
- BK DICOM Web Gateway
- BK RIS Gateway 1
Cấu hình Workstation xử lý hình ảnh: màn hình Retina 27" độ phân giải 5K
Hệ thống in và ghi đĩa tự động:
- Tích hợp phần mềm iNext Disc Producer
- Bộ máy tính
Hình 4: Cấu trúc phần cứng
Ưu điểm của công nghệ. Hiệu quả kinh tế
Hiện tại, hệ thống này đang được sử dụng hiệu quả tại nhiều bệnh viện (Thống Nhất. Nhân dân Gia Định, Đa khoa Thủ Đức, Đa khoa Vinh, Đa khoa Tây Ninh, Đa khoa Đồng Tháp, Medic Hòa Hảo, Răng hàm mặt Trung ương…), với doanh thu dịch vụ trung bình trên 10 tỷ đồng/năm.
Ưu điểm
- Khả năng bảo mật cao. Lưu trữ dữ liệu lâu dài (khoảng trên 10 năm cho các thiết bị chẩn đoán hình ảnh)
- Có nhiều tính năng xử lý chuyên môn cao, cập nhật dữ liệu theo thời gian thực
- Cho phép nhiều Workstation truy cập xem ảnh DICOM cùng lúc (> 100 WS)
- Rút ngắn thời gian chờ của bệnh nhân và bác sĩ trong quá trình chẩn đoán (không phải chờ in phim ra), tăng hiệu quả điều trị, đặc biệt là trong các trường hợp cấp cứu.
- Giúp giảm quá tải tại bệnh viện do thời gian chờ đợi kết quả chẩn đoán hình ảnh.
- Thuận lợi cho bác sĩ có thể hội chẩn mọi lúc, mọi nơi, thông qua Internet (hiện tại Việt Nam, để hội chẩn, các bác sĩ đều phải di chuyển về cùng một bệnh viện; hồ sơ bệnh án phải được in ra cho các bác sĩ tham gia hội chẩn. Do đó, theo mô hình này, không thể hội chẩn cho những trường hợp cấp cứu tức thời tại các bệnh viện).
Hiệu quả kinh tế
- Giảm chi phí in phim cho bệnh viện (trung bình khoảng 10 tỷ/năm cho mỗi bệnh viện). Giá thành cạnh tranh
- Giảm chi phí khám chữa bệnh, góp phần tăng doanh thu cho các bệnh viện và sử dụng hiệu quả quỹ Bảo hiểm xã hội.
- Giảm thiểu tình trạng gian lận tài chính trong chụp ảnh hỗ trợ chẩn đoán.
Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ
Công ty Cổ phần Công nghệ Thông minh Ưu Việt ( iNext – Technology)
Địa chỉ: 28 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Điện thoại: 028 3863 5960
Email: info@inext.vn