SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu và so sánh một số tính chất cơ lý của các loại bêtông nhựa ở nhiệt độ cao làm lớp mặt khi sử dụng các loại nhựa khác nhau bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm

Đề tài do KS. Nguyễn Văn Thái (Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng và GS.TS. Trần Đình Bửu thực hiện nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng mặt đường bằng bêtông asphalt, đảm bảo tính ổn định của công trình trong suốt quá trình khai thác.

Đề tài nghiên cứu sử dụng nhựa polyme, thay đổi cấu trúc thành phần trong hỗn hợp betong nhựa khi sử dụng nhiều cốt liệu thô. Qua tiến hành thí nghiệm độ bền Marshall ở 60oC, thí nghiệm xác định môđun đàn hồi E (tĩnh) của các loại bêtông nhựa ở các nhiệt độ khác nhau và nghiệm độ chảy nhựa của hỗ hợp SMA, đề tài cho thấy, ở nhiệt độ cao, hỗn hợp bêtông có sử dụng nhựa polyme sẽ cho độ bền Marshall và môđun đàn hồi tĩnh cao hơn khi sử dụng nhựa thông thường. Khi nhiệt độ xuống thấp, bêtông nhựa sử dụng polyme vẫn có độ đàn hồi hợp lý, duy trì tính dẻo mà không bị giòn. Thành phần cốt liệu cũng có ảnh hưởng đến độ bền Marshall và mô đun đàn hồi E. Khi hàm lượng cốt liệu thô lớn, độ bền Marshall thấp và môđun đàn hồi E cao khi nhiệt độ cao.
Từ đó, đề tài kiến nghị: khi công trình được xây dựng trong điều kiện có sự thay đổi nhiệt độ, có lưu lượng xe tải nặng lớn, các đoạn đường có độ dốc lớn…bêtông nhựa sử dụng polyme sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn so với bêtông nhựa thông thường. Bê tông SMA vừa là lớp mặt trên của kết cấu áo đường vừa là lớp tạo nhám thay thế lớp bêtông nhựa nhám cao khi sử dụng cho đường cao tốc. Đề tài cũng lưu ý, không thể sử dụng nhựa thông thường cho bêtông nhựa SAM trừ khi bổ sung thêm các chất ổn định như: polyme, sợi khoáng, sợi cellulose.

BH (Theo Tạp chí Cầu đường, số3/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả