SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng khử độc cho nước thải bị nhiễm thuốc nổ TNT bằng cây thủy trúc (cyperus alternifolius linn)

Đề tài do nhóm tác giả Đỗ Ngọc Khuê, Phạm Kiên Cường, Đỗ Bình Minh, Tô Văn Thiệp thực hiện nhằm nghiên cứu khả năng khử độc cho nước bị nhiễm TNT của cây thủy trúc. Từ đó tạo cơ sở để đề xuất giải pháp CNSH giá thành thấp có thể ứng dụng để xử lý nguồn nước thải công nghiệp quốc phòng bị nhiễm các hóa chất có tính nổ.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây thủy trúc có mức phát triển trung bình, chưa ra hoa với lượng sinh khối tính bằng gam nằm trong khoảng 70-550g. Mẫu nước thải nhiễm TNT được lấy trực tiếp từ 1 cơ sở sản xuất vật liệu nổ. Tiếp tục thực hiện thí nghiệm xác định TNT bằng phương pháp GC/MC theo quy trình sau: nhổ cả khóm thủy trúc đã sử dụng để xử lý nước thải nhiễm TNT và khóm thủy trúc đối chứng (trồng trên đất không nhiễm TNT); rửa sạch toàn bộ các phần của cây, phơi khô tự nhiên rồi tách riêng phần: rễ, củ, thân, lá; băm nhỏ các phần này ròi sấy khô ở 600C trong 24 giờ rồi dùng máy nghiền nghiền nhỏ. Lấy 10g sâu đó chiết sochlet với dung môi là axetonytryl đem đi phân tích.
Kết quả thí nghiêm cho thấy, thủy trúc có khả năng hấp thụ trực tiếp TNT từ môi trường nước và chuyển hóa thành các chất ít độc hại hơn với môi trường. Quy luật tác động tới TNT trong môi trường nước của thủy trúc cơ bản phù hợp với quy luật tác động của một số loại thực vật thúy sinh khác. Tốc độ khử TNT trong nước thải phụ thuộc vào sinh khối của thủy trúc. Sinh khối càng lớn thì thời gian khử độc càng ngắn.
Như vậy việc thủy trúc không tích lũy TNT hoặc các dẫn xuất nitro có độc tính cao của nó trong quá trình xử lý là minh chứng cho thấy, đây là loại cây có triển vọng sử dụng hiệu quả cho mục đích xử lý khí độc cho nước bị nhiễm thuốc nổ ở các cơ sở gia công sản xuất vật liệu nổ.

BH (Theo tạp chí KH&CN, tập 45, số 3/07)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả