Kết quả tính toán ứng suất nhiệt trong thi công bê tông đầm lăn công trình đập dâng hồ nước trong bằng phần mềm cesar-LCPC
29/02/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Lê Xuân Roanh (ĐH Thuỷ lợi) thực hiện nhằm tính toán chiều cao lớp đổ hợp lý, nhiệt độ khối đổ khác nhau để từ đó khống chế phát sinh khe nứt nhiệt trong khối đổ trong công nghệ thi công đập bê tông đầm lăn (RCC).
Công nghệ thi công đập bê tông RCC đã được sử dụng rất nhiều trên thế giới vì những ưu điểm của nó như tốc độ thi công nhanh, giá thành rẻ và tận lượng điều kiện vật liệu địa phương và thân đập. Ở Việt Nam, công nghệ xây dựng loại đập này đang được áp dụng ở khu vực phía Bắc và miền Trung như đập Pleikrông, đập Bình Định, đập thuỷ điện Sơn La… chất lượng của công trình sử dụng công nghệ này phụ thuộc nhiều vào phương pháp thiết kế và thi công. Ứng suất nhiệt là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện khe nứt ở đập bê tông khối lớn. Mục đích việc tính toán nhiệt trong khối bê tông xác định được nhiệt độ trong khối bê tông và từ đó tính toán được sự phân bố ứng suất nhiệt của khối bê tông để kiểm tra khả năng nứt của bê tông.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm CESAR-LCLP để tính toán cho đập trọng lực Hồ chứa nước trong ở tỉnh Quảng Ngãi.
Kết quả tính toán và nhận xét trên kết hợp điều kiện thi công cho thấy, chiều dầy lớp đổ 0,3m với 5 lớp đổ như vậy chiều cao một lần đổ chọn là 1,5m là hợp lý. Nhiệt độ hỗn hợp RCC tại phễu ra trạm trộn 270C, để khống chế nhiệt độ này cần sử dụng nước đá, khi trộn nghiền nước đá thành hạt nhỏ. Trong thi công cần tìm ra được số ngày dãn cách hợp lý. Ở đây khoảng thời gian giãn cách 2 đợt đổ 7 ngày (trong đó có 2 ngày thi công) là hợp lý hơn so với giãn cách 5 ngày. Khi dùng nước đá để trộn, không cần hệ thống kho làm lạnh cốt liệu, mà chỉ cần các kho có mái che tránh bức xạ trực tiếp của mặt trời. Việc phân chiều cao lớp đổ và kết quả chạy phần mềm thể hiện trong nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình có điều kiện thi công tương tự.
LV (nguồn: Tạp Chí Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, số 19/2007)