PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC THẦN KINH CỦA NGƯỜI
Số bằng sáng chế: 1-0010524; cấp ngày: 03/08/2012 tại Việt Nam; tác giả: Kakinohama Osamu, Marsala Martin, Hazel Thomas G., Yan Jun, Koliatsos Vassilis, Johe Karl K., Reier Paul J., Velardo Margaret J.; chủ bằng: Neuralstem, INC.; địa chỉ: 9700 Great Seneca Hwy., Suite 240, Rockville, Maryland 20850, USA.
Sáng chế đề cập đến phương pháp nuôi cấy tế bào gốc thần kinh của người để điều trị bệnh thoái hóa thần kinh.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP TẾ BÀO GỐC CÓ NGUỒN GỐC TỪ MÁU DÂY RỐN BIỂU HIỆN ZNF281
Số công bố đơn: 29690; ngày nộp đơn: 20/10/2011 tại Việt Nam; tác giả: Kang Kyung Sun, Roh Kyoung Hwan; đơn vị nộp đơn: SNU R&DB Foundation; địa chỉ: San 56-1, Sinlim-dong, Gwanak-gu Seoul 151-919, Republic of Korea.
Sáng chế đề cập đến phương pháp phân lập tế bào gốc toàn năng/đa năng có nguồn gốc từ máu dây rốn, được đặc trưng ở chỗ bước nuôi cấy bạch cầu đơn nhân đã phân lập từ máu dây rốn trong bình nuôi cấy chứa fibronectin và tiếp đó thu hoạch tế bào gốc từ môi trường nuôi cấy. Từ đó, các tế bào gốc toàn năng/đa năng có nguồn gốc từ dây rốn được phân lập. chất dùng trong phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc chứa tế bào gốc toàn năng/đa năng có nguồn gốc từ máu dây rốn hoặc các tế bào biệt hóa cũng được đề cập đến.
Đặc trưng của phương pháp nuôi cấy tế bào gốc là môi trường nuôi cấy và tăng sinh các tế bào gốc, và phương pháp làm tăng tính gốc của các tế bào gốc bởi môi trường chứa tế bào gốc hình cầu hoặc cấu trúc ba chiều.
TẾ BÀO GỐC CÓ NGUỒN GỐC TỪ BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN
Số công bố đơn: 28771; ngày nộp đơn: 27/06/2011 tại Việt Nam; tác giả: Sasaki Kenjiro, Hirano Hisanobu, Ishiyama Hironobu, Ohkubo Yasushi; đơn vị nộp đơn: Otsuka Pharmaceutical CO., LTD.; địa chỉ: 9, Kanda-Tsukasamachi 2-chome, Chiyoda-ku, Tokyo 1018535, Japan.
Sáng chế đề cập đến các vấn đề sau:
– Các tế bào gốc thu được bằng việc nuôi cấy các bạch cầu đơn nhân với sự có mặt của M-CSF và ít nhất một chất được chọn từ nhóm gồm có gangliosit và dịch chiết có nguồn gốc từ thực vật tan được trong nước, bằng cách khử sự biệt hóa các hạch cầu đơn nhân;
– Thuốc để điều trị các tế bào, các mô hoặc các cơ quan bị hư hại;
– Phương pháp tạo ra các tế bào gốc, môi trường nuôi cấy để khử sự biệt hóa các bạch cầu đơn nhân;
– Thuốc gây ra sự khử biệt hóa;
– Kit chứa thuốc tế bào, kit tạo ra các tế bào được khử sự biệt hóa;
– Dược phẩm chứa các tế bào gốc này.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP TẾ BÀO GỐC SINH TINH TỪ ỐNG SINH TINH CỦA TINH HOÀN
Số công bố đơn: 29913; ngày nộp đơn: 09/05/2011 tại Việt Nam; tác giả: Nguyễn Đình Tảo, Quản Hoàng Lâm, Trịnh Thế Sơn; đơn vị nộp đơn: Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu Công nghệ Phôi, Học viện Quân y; địa chỉ: 108 đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông Hà Nội.
Sáng chế đề cập đến phương pháp phân lập tế bào dòng tinh từ ống sinh tinh của tinh hoàn, trong phương pháp này bao gồm các bước: tách ống sinh tinh ra khỏi mẫu mô tinh hoàn; tách tế bào biểu mô ống sinh tinh; nuôi cấy tế bào biểu mô ống sinh tinh; phân lập tế bào dòng tinh.
Phương pháp này có sử dụng enzym và màng laminin để phân lập tế bào dòng tinh. Tế bào dòng tinh được phân lập được dùng trong các phương pháp hỗ trợ điều trị sinh sản ở các bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh dịch.
HỢP CHẤT, CHẾ PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM TĂNG SỐ LƯỢNG TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU NGOÀI CƠ THỂ
Số công bố đơn: 27734; ngày nộp đơn: 05/05/2011 tại Việt Nam; tác giả: Wang Xing, Wan Yongqin, Boitano Anthony, Cooke Michael, Pan Shifeng, Schultz Peter G., Tellew John; đơn vị nộp đơn: IRM LLC; địa chỉ: 131 Front Street, P.O. Box HM 2899, Hamilton HM LX, Bermuda.
Sáng chế đề cập đến các hợp chất và chế phẩm để làm tăng số lượng tế bào CD34+ cho quá trình cấy ghép. Sáng chế cũng đề cập đến quần thể tế bào chứa các tế bào gốc tạo máu (HSC-hematopoietic stem cell) được làm tăng số lượng để sử dụng trong qua trình tự ghép hoặc dị ghép để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh suy giảm miễn dịch di truyền, bệnh tự miễn và các rối loạn tạo máu khác nhau để tái tạo dòng tế bào tạo máu và sự bảo vệ của hệ thống miễn dịch.
CHẾ PHẨM DÙNG ĐỂ TĂNG CƯỜNG TỶ LỆ SỐNG CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ CÓ NGUỒN GỐC TỪ TỦY XƯƠNG VÀ BIỆT HÓA THÀNH TẾ BÀO CƠ TIM
Số công bố đơn: 27679; ngày nộp đơn: 28/02/2011 tại Việt Nam; tác giả: Qlan Haiyan, Yang Yuejin; đơn vị nộp đơn: Hebei Yiling Medicine Research Institute CO., LTD.; địa chỉ: NO.238 Tianshan Street, Hi-Tech District, Shijiazhuang, Hebei 050035, China.
Sáng chế đề cập đến chế phẩm thuốc dùng để tăng cường tỷ lệ sống của tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương in vivo và sự biệt hóa thành tế bào cơ tim. Chế phẩm thuốc này có thể được dùng để điều trị bệnh tim mạch kết hợp với tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương tự thân.
PHƯƠNG PHÁP BIỆT HÓA EX VIVO TẾ BÀO GỐC TRƯỞNG THÀNH Ở NGƯỜI THÀNH TẾ BÀO TIẾT INSULIN
Số công bố đơn: 27632; ngày nộp đơn: 16/04/2010 tại Việt Nam; tác giả: Kang Hyun Mi, Kim Hae Kwon; đơn vị nộp đơn: Bcellbio INC.; địa chỉ: #420, The first Science Museum, Seoul Women’s Univ., 623, Hwarangro, Nowon-gu, Seoul 139-774, Republic of Korea.
Sáng chế đề cập đến phương pháp biệt hóa tế bào gốc trưởng thành ở người thành tế bào tiết insulin.
Tế bào gốc trưởng thành ở người, được phân lập từ mô mỡ dưới da xung quanh mắt, được biệt hóa thành tế bào tiết insulin trong môi trường với sự có mặt của xytokin và các yếu tố sinh trưởng bao gồm chất bổ trợ B27, yếu tố sinh trưởng nguyên bào sợi-2, yếu tố sinh trưởng biểu bì, nicotinamit, peptit-1 tương tự glucagon, activin A, yếu tố sinh trưởng tương tự insulin, betacellulin, v.v., với glucoza dịch chuyển từ nồng độ cao đến nồng độ thấp.
Do có khả năng sản sinh insulin và C-peptit với lượng lớn, tế bào tiết insulin này có khả năng vượt trội trong điều trị bệnh đái tháo đường type 1.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP TẾ BÀO GỐC TỪ MÀNG ỐI DÂY RỐN
Số bằng sáng chế: 1-0007538; cấp ngày: 16/02/2009 tại Việt Nam; tác giả: Lim Ivor Jiun, Phan Toàn Thắng; chủ bằng: Cellresearch Corporation PTE LTD; địa chỉ: #03-09 Clinical Research Centre, Block MD-11, 10 Medical Drive Singapore 117597.
Sáng chế đề cập đến phương pháp phân lập tế bào gốc ra khỏi màng ối dây rốn, trong đó có bước phân lập màng ối này ra khỏi các thành phần khác của dây rốn trong điều kiện in vitro, bước nuôi cấy mô màng ối dây rốn trong điều kiện cho phép tăng sinh tế bào, và bước phân lập tế bào gốc tổ tiên ra khỏi dịch nuôi cấy.
Các tế bào gốc phân lập được có thể có đặc tính giống tế bào phôi và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích trị liệu khác nhau. Ví dụ: sáng chế đề cập đến việc phân lập và nuôi cấy tế bào gốc như tế bào gốc biểu mô và/hoặc trung mô trong điều kiện cho phép tế bào phát triển về số lượng bằng cách phân chia nguyên nhiễm.
Sáng chế còn đề cập đến phương pháp biệt hóa tế bào gốc phân lập được thành tế bào biểu mô và/hoặc trung mô.
TẾ BÀO GỐC TRƯỞNG THÀNH ĐA NĂNG THU NHẬN TỪ MÔ MỠ CỦA NGƯỜI
Số công bố đơn: 18790; ngày nộp đơn: 24/04/2008 tại Việt Nam; tác giả: Kang Kyung Sun, Park Jung Ran, Ra Jeong Chan; đơn vị nộp đơn: RNL Bio CO., LTD.; địa chỉ: 2nd Floor, Seong-moon Bldg., 1-26, Yangjae-dong, Seocho-gu, Seoul, 137-130, Republic of Korea.
Sáng chế đề cập đến các tế bào gốc trưởng thành đa năng được thu nhận từ mô mỡ của người, có thể được duy trì ở trạng thái không bị biệt hóa trong một thời gian bằng cách tạo các thể cầu và có tốc độ tăng sinh cao cũng như các phương pháp để phân lập, bảo quản các tế bào gốc trưởng thành thành các tế bào thần kinh, các tế bào mỡ, các tế bào sụn, các tế bào tạo xương và các tế bào beta tuyến tụy giải phóng insulin.
Sáng chế còn đề cập đến tác nhân trị liệu tế bào để điều trị chứng viêm khớp xương, loãng xương, bệnh tiểu đường và để tạo mô vú, chứa các tế bào biệt hóa hoặc các tế bào gốc trưởng thành có hiệu quả cao. Ngoài ra, các tế bào gốc tạo các thể cầu trong môi trường không có huyết tương chứa CORM-2, và do đó có thể được duy trì ở trong một thời gian dài và các tế bào gốc có tốc độ tăng sinh rất cao, các tế bào gốc hữu ích như tác nhân trị liệu tế bào.
Anh Trung (Tổng hợp), STINFO Số 10/2012.