SpStinet - vwpChiTiet

 

Tác dụng hồi phục loét dạ dày trên mô hình gây loét mạn bằng acid acetic của rễ củ sâm Báo Thanh Hóa (Abelmoschus sagittifolius Kurz)

Đề tài do các tác giả Đào Thị Vui (Trường ĐH Dược Hà Nội), Nguyễn Trọng Thông (Trường ĐH Y Hà Nội), Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược liệu) thực hiện nhằm nghiên cứu tác dụng của sâm Báo trên mô hình gây loét dạ dày mạn tính bằng acid acetic.

Loét dạ dày tá tràng là bệnh mạn tính, có tính chu kỳ thường tái phát, là những tổn thương của lớp niêm mạc, có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc. Bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị… Vì vậy, việc nghiên cứu thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng có hiệu quả với thể mạn tính là cần thiết.
Nghiên cứu tiến hành với nguyên liệu là rễ củ sâm Báo khô thái lát mỏng được sắc rồi cô đặc thành dạng cao; động vật thực nghiệm là chuột cống trắng trọng lượng 140-180g; tiến hành gây loét dạ dày mạn tính bằng acid acetic (theo phương pháp của Tagaki và cộng sự cải tiến).
Kết quả cho thấy, tác dụng phục hồi loét dạ dày của cao nước () rễ củ sâm Báo Thanh Hóa liều dùng 10g/kg trên mô hình gây loét mạn bằng acid acetic 30% là: ngày thứ 5 sau khi điều trị, diện tích ổ loét dạ dày chuột ở lô SBN (uống cao nước sâm Báo 10g/kg, 1ml/100g chuột) giảm 17,1% so với lô chứng bệnh (uống nước muối sinh lý, 1ml/100g chuột). Trên hình ảnh mô học chưa thấy sự khác biệt về mức độ hồi phục loét so với lô chứng bệnh. Ngày thứ 15 sau điều trị, diện tích ổ loét dạ dày chuột ở lô SBN giảm 70,7% so với lô chứng bệnh, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trên mô học, lô SBN có khoảng 20% chuột hồi phục tốt không thấy tổn thương và 80% chuột còn lại có các ổ loét đã tạo thành sẹo non. 
LV (nguồn: Tạp Chí Dược học, số 378-10/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả