SpStinet - vwpChiTiet

 

Một vài suy nghĩ về dự báo sức chịu tải cọc khoan nhồi đường kính lớn thi công theo phương pháp truyền thống

Đề tài do tác giả Nguyễn Bảo Huân (Công ty tư vấn CDC) thực hiện. Cọc khoan nhồi thi công theo phương pháp truyền thống vốn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như: chất lượng bê tông cọc chưa cao, sức chịu tải thấp, giá thành quá cao. Thực tế thi công, cọc luôn là nhóm có sức chịu tải nhóm nhỏ hơn trong đất cát hay đất sét, còn độ lún đàn hồi nhóm tăng hơn nhiều lần so với cọc đơn.

Qua phân tích các biểu thức, công thức về sức chịu tải nén cọc đơn, thí nghiệm nén tĩnh, thí nghiệm động biến dạng lớn PDA hệ móng bè cọc, tác giả nhận thấy, sức chịu tải ma sát cọc khoan nhồi có thể đạt giá trị lớn nhất tại độ lún khoảng 1%D trong khi đó sức chịu tải mũi cọc chỉ được huy động hoàn toàn khi đất dưới mũi cọc đạt độ lún từ 10-15%D. Độ lún này thường lớn hơn nhiều so với độ lún giới hạn khai thác cho phép mà nguyên nhân do đất bị xáo trộn khi khoan đất đáy cọc, lượng bùn khoan lắng đầy, rửa đáy không sạch nên cần độ lún lớn để huy động sức chịu tải đáy cọc.
Tùy điều kiện địa chất công trình là đất cát hay đất sét thiết kế có thể chọn cách tính phù hợp theo lí thuyết cổ điển hay kinh nghiệm. Với cọc khoan nhồi dùng vữa bentonite giữ thành thì được tính như cọc ma sát dương  có tác dụng hạn chế biến dạng nền đất xung quanh cọc, làm giảm tính nén lún của đất nền; truyền tải trọng công trình xuống tầng đất tốt hơn ở dưới sâu. Cọc ma sát nên kết hợp đài bè, sức chịu tải cọc – bè có thể chỉ tính bằng 80% khả năng chịu tải trọng dự báo cho phép của cọc đơn. Ngoài ra, để nâng cao sức chịu tải cọc khoan nhồi, hướng nghiên cứu mới là thực hiện xử lý phun vữa áp lực cao mở rộng đáy cọc, phun vữa thành cọc sau khi đổ bê tông.

BH (Theo Tạp chí Xây dựng, số1/08)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả