SpStinet - vwpChiTiet

 

Sản xuất lốp xe ở Việt Nam


 Đôi nét ngành săm lốp 
 

Nguồn cao su tự nhiên dồi dào cộng với nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển gia tăng đã thu hút nhiều “đại gia” ngành săm lốp trên giới đến Việt Nam, khiến thị trường săm lốp sôi động và cạnh tranh gay gắt.


Nhu cầu săm lốp ngày càng gia tăng

 
Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm, các loại xe mô tô, ô tô lưu hành năm sau đều cao hơn năm trước, tính đến cuối 2012 gần 36 triệu chiếc xe máy lưu hành, cộng với hơn 1,5 triệu ô tô và chưa kể các loại xe đạp, xe công/nông nghiệp khác,…. Trong dài hạn, kinh tế phát triển, thị trường vận chuyển nói chung và thị trường ô tô nói riêng còn nhiều tiềm năng, kéo nhu cầu săm lốp tăng mạnh. Dự báo tăng trưởng nhu cầu lốp xe ở Việt Nam từ 2012 đến 2016 trung bình mỗi năm trên 5%.


Nhu cầu sử dụng lốp xe máy ở Việt Nam

ĐVt: triệu chiếc


Ghi chú: *: ước đoán, **: dự báo, #: chỉ tính số lượng xe máy lắp mới phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thực ở nội địa.

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

 

 

Nhu cầu sử dụng lốp ô tô ở Việt Nam

ĐVt: triệu chiếc


Ghi chú: *: ước đoán, **: dự báo.

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

 

 

Doanh nghiệp sản xuất săm lốp ở Việt Nam
 

Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng (SRC), tiền thân là Công ty Cao su Sao Vàng được thành lập từ năm 1960, có thể coi là đơn vị sản xuất lốp xe đầu tiên ở Việt Nam cùng với nhà máy lốp xe đạp Michelin, nhà sản xuất lốp xe hơi/xe tải nhẹ như Châu Bá, Lê Văn Hậu. Đến năm 2012, Việt Nam có 830 doanh nghiệp hoạt động trong ngành lốp xe, gồm 30 doanh nghiệp sản xuất, 170 doanh nghiệp mua bán, 170 đơn vị xuất khẩu và 460 đơn vị nhập khẩu lốp xe (theo Bản tin Cao su Việt Nam, tháng 4/2013). Trong đó, các đơn vị sản xuất lốp xe chủ lực của Việt Nam là SRC, Công ty Cao su Đà Nẵng (DRC) và Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM), cả ba đều thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Thị trường lốp xe đầy tiềm năng đã thu hút các tên tuổi lớn như Bridgestone, Michelin, Kimho, Yokohama, Kenda… đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp tại Việt Nam.


Trong các doanh nghiệp trong nước, dẫn đầu năng lực sản xuất là CSM, SRC đứng thứ hai, kế đến là DRC. Tháng 3/2013, DRC sản xuất được lốp radial sẽ vượt lên vị trí thứ hai về sản xuất lốp ô tô; cuối 2013 dự án sản xuất lốp radial của CSM hoàn thành; và dự kiến đến năm 2014, nhà máy của Bridgestone đi vào hoạt động, như vậy năng lực sản xuất săm lốp ở Việt Nam sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới.


Năng lực sản xuất của CSM, DRC, SRC

ĐVt: ngàn chiếc


Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
 

 

 

Năng lực sản xuất lốp ô tô trong nước

ĐVt: ngàn chiếc


Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

 


Cơ cấu doanh thu CSM, năm 2011
 

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt



Cơ cấu doanh thu DRC, năm 2011
 

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

 


Sản phẩm tiêu thụ của SRC, năm 2011 (triệu chiếc)



Kết quả kinh doanh của 3 đơn vị trong nước sản xuất săm lốp hàng đầu

ĐVt: tỷ đồng


Nguồn: Trung tâm Phân tích ACBS

 

 

Sôi động thị trường săm lốp 
 

Sản phẩm săm lốp trên thị trường Việt Nam phong phú: lốp sử dụng cho xe đạp, xe máy, ô tô, đến các loại xe đặc chủng trong nông nghiệp, công nghiệp… Các đơn vị sản xuất săm lốp trong nước có Casumina hoạt động dựa trên công nghệ châu Âu, DRC dựa trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản, châu Âu, còn lại chủ yếu sử dụng công nghệ thiết bị Trung Quốc, Đài Loan,… trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ từ công ty mẹ như Kumbo với công nghệ Hàn Quốc, Bridgestone hay Michelin sử dụng công nghệ Âu-Mỹ. Các tập đoàn nước ngoài đang đầu tư sản xuất tại Việt Nam với công nghệ hiện đại đang ngày càng mở rộng hệ thống đại lý và thâm nhập nhiều hơn vào các cửa hàng bán lẻ, cộng thêm các sản phẩm săm, lốp ngoại trên thị trường có xuất xứ từ Thái Lan, Nhật, Trung Quốc,… gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong cuộc đua giành thị phần.


Sản phẩm săm lốp sản xuất tại Việt Nam

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Bộ Công thương.

 

Săm lốp sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu khoảng 15 % sản lượng toàn ngành. Năm 2011, sản lượng lốp xe đạp đạt 21,3 triệu chiếc, phân nửa sản lượng thuộc các doanh nghiệp trực thuộc Vinachem, còn lại từ các doanh nghiệp FDI; lốp xe máy: 28,4 triệu chiếc, Vinachem chiếm 24,6 %; lốp ô tô 5,3 triệu chiếc, Vinachem chiếm 38 %. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005-2011 của lốp xe đạp là 0,7 %, lốp xe máy là 8,9 %, còn lốp ô tô có mức tăng trưởng khá cao: 20,8 %.


Tính theo tỷ trọng doanh thu tiêu thụ trong toàn ngành thì CSM chiếm 17,4 %, DRC: 16,1 % và SRC: 7,2 %, tổng cộng 3 doanh nghiệp trực thuộc Vinachem chiếm 40,7 % tổng thị phần. Nếu tính riêng săm lốp xe máy thì CSM chiếm 20 % thị phần và dẫn đầu toàn ngành, trong khi dòng lốp xe khách, xe tải thì dẫn đầu là DRC chiếm 35 % thị phần, còn CSM chiếm 25%. Dù số lượng ít hơn lốp xe máy nhưng nhờ giá trị cao nên săm lốp ô tô chiếm phần lớn trong cơ cấu giá trị ngành săm lốp Việt Nam.


Thị phần ngành săm lốp Việt Nam


Nguồn: Công ty Chứng khoán Bảo Việt, tháng 12/2012



Cơ cấu giá trị ngành săm lốp Việt Nam

Nguồn: Công ty Chứng khoán Bảo Việt, tháng 12/2012



Sản lượng sản xuất săm lốp xe đạp


Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Bộ Công thương.



Sản lượng sản xuất săm lốp xe máy

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Bộ Công thương.
 


Sản lượng sản xuất săm lốp ô tô


Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Bộ Công thương.

 

 

Từ nhập đến xuất siêu lốp xe
 

Trước 2009, kim ngạch xuất khẩu lốp xe luôn thấp hơn nhập khẩu, từ 2010, xu thế ngược lại và kim ngạch xuất khẩu tính đến nay vẫn theo xu thế tăng và Việt Nam trở thành nước xuất siêu lốp xe.


Năm 2012, xuất khẩu nhiều nhất là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là Kumho, Chính Tân và Kenda chiếm gần 70 % kim ngạch, còn ba công ty lốp xe lớn của Việt Nam là CSM, DRC và SRC chỉ chiếm 12,8 %. Lốp xe Việt Nam xuất khẩu qua 137 nước, dẫn đầu kim ngạch là thị trường Mỹ với 78,1 triệu USD, chiếm 23 % tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu là lốp xe ô tô và xe tải, kế đến là Malaysia: 8 % kim ngạch, Brazil chiếm 5 %. Xét về lượng thì Brazil nhập khẩu nhiều lốp xe nhất với 2,3 triệu chiếc, chủ yếu là lốp xe đạp và xe mô tô nên có giá trị thấp. Mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất là lốp xe đạp với 9,62 triệu chiếc, kế đến là xe máy: 7,96 triệu chiếc và lốp xe ô tô: 3,58 triệu chiếc. Về giá trị, lốp ô tô là mặt hàng chủ lực góp 48,7 % kim ngạch xuất khẩu, kế đến là lốp xe mô tô: 19,7 % và lốp xe tải: 18%.


Thị trường nhập khẩu lốp xe vào Việt Nam năm 2012 chủ yếu từ Thái Lan (44 %), kế đến là Nhật (12 %) và Trung Quốc (12 %); số lượng gần 4 triệu chiếc, gồm lốp xe tải (36,6 %), xe ô tô (36,2 %), có giá trị lên đến 269,3 triệu USD.


Kim ngạch xuất khẩu lốp xe Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012

Nguồn: Bản tin Cao su Việt Nam, tháng 4/2013

 


Các thị trường nhập khẩu lốp xe Việt Nam năm 2012 (giá trị, %)


Nguồn: Bản tin Cao su Việt Nam, tháng 4/2013
 


Các loại lốp xuất khẩu chính


Nguồn: Bản tin Cao su Việt Nam, tháng 4/2013



Các loại lốp nhập khẩu năm 2012


Nguồn: Bản tin Cao su Việt Nam, tháng 4/2013



Các thị trường nhập khẩu chính năm 2012


Nguồn: Bản tin Cao su Việt Nam, tháng 4/2013

 


Các doanh nghiệp xuất khẩu lốp tiêu biểu


Nguồn: Bản tin Cao su Việt Nam, tháng 4/2013, Hiệp hội Cao su Việt Nam.
 

ANH TÙNG, STINFO Số 12/2013

 
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả