SpStinet - vwpChiTiet

 

Hoạt động khoa học và công nghệ cơ sở (tháng 10/2012)

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ LUẬT ĐỊNH
Hoạt động chuyển giao công nghệ
(Theo Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006)

 

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
 

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm thực hiện các mục đích sau đây:
 

- Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ được khuyến khích chuyển giao;
 

- Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ (CGCN) phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
 

- Hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ;
 

- Hỗ trợ đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.
 

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ bằng các hình thức sau đây: Cho vay ưu đãi; Hỗ trợ lãi suất vay; Bảo lãnh để vay vốn; Hỗ trợ vốn.
 

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:
 

- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
 

- Lãi của vốn vay;
 

- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp phát triển KH&CN;
 

- Các nguồn khác.
 

Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
 

Chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước
 

Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 

Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ sử dụng và CGCN đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
 

Trong trường hợp chủ sở hữu không thực hiện được việc sử dụng và CGCN thì cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tổ chức khác.
 

Phân chia thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước
 

Thu nhập từ hoạt động CGCN được tạo ra bằng ngân sách nhà nước được phân chia như sau:
 

- Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ được hưởng mức thù lao theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
 

- Trường hợp tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ không thuộc trường hợp vừa nêu trên, tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ được giao quyền chủ sở hữu công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước phải quy định cụ thể, công khai cơ chế và tỷ lệ phân chia lợi ích theo nguyên tắc sau đây:
 

a) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra trong thời hạn tối đa là mười năm, nếu tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng công nghệ đó để sản xuất;
 

b) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng từ 20% đến 35% số tiền thu được từ hợp đồng CGCN đó;
 

- Sau khi trả thù lao cho tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ, chủ sở hữu công nghệ sử dụng 50% thu nhập còn lại cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% cho quỹ phúc lợi, khen thưởng;
 

Trường hợp công nghệ được tạo ra bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì việc phân chia thu nhập từ phần vốn của Nhà nước được thực hiện theo quy định phân chia thu nhập từ hoạt động CGCN được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.
 

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH&CN
Quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ
(Theo Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006)

 

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ
 

- Lợi dụng hoạt động CGCN làm tổn hại đến lợi ích quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
 

- Hủy hoại tài nguyên, môi trường; gây hậu quả xấu đến sức khỏe con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
 

- CGCN thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; CGCN quy định trong hợp đồng CGCN không được chuyển giao cho bên thứ ba.
 

- Vi phạm quyền CGCN về sở hữu, sử dụng công nghệ.
 

- Gian lận, lừa dối trong việc lập và thực hiện hợp đồng CGCN, hợp đồng dịch vụ CGCN và báo cáo thống kê CGCN.
 

- Cản trở hoặc từ chối cung cấp thông tin về hoạt động CGCN liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
 

- Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện kịp thời yêu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động CGCN theo quy định của pháp luật.
 

- Tiết lộ bí mật công nghệ, cản trở hoạt động CGCN.
 

- Hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về CGCN.
 

Xử lý vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ
 

- Chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng CGCN bao gồm: Phạt vi phạm; Bồi thường thiệt hại; Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Hủy bỏ hợp đồng; Biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
 

- Trường hợp vi phạm không cơ bản hợp đồng CGCN thì không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
 

- Các bên có thể thỏa thuận hạn chế mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm hợp đồng CGCN, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 

- Việc áp dụng chế tài quy định được thực hiện theo quy định của pháp luật.
 

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ doanh nghiệp

 

Quỹ do doanh nghiệp thành lập để đầu tư cho hoạt động KH&CN nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.
 

Nguồn vốn của quỹ:
 

- Một phần từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế (doanh nghiệp tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế trong kỳ).
 

- Một phần điều chuyển từ quỹ phát triển KH&CN của tổng công ty, công ty mẹ (đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên) hoặc điều chuyển từ quỹ phát triển KH&CN của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về quỹ phát triển KH&CN của tổng công ty, công ty mẹ (đối với tổng công ty, công ty mẹ).
 

- Việc điều chuyển quỹ chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn.
 

- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
 

Sử dụng quỹ:
 

Nguồn vốn của quỹ dùng để thực hiện các hoạt động như:
 

- Cấp kinh phí để thực hiện các đề tài, dự án KH&CN của doanh nghiệp tại Việt Nam.
 

- Hỗ trợ phát triển KH&CN của doanh nghiệp tại Việt Nam.


 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả