SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu phân lập, tuyển chọn, đánh giá các đặc tính sinh học, tạo tổ hợp các chủng vi sinh vật hữu ích từ các nguồn khác nhau phục vụ cho việc sản xuất một số chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi.

Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm cân bằng tối ưu giữa các loài sinh vật đường ruột theo hướng có lợi cho vật chủ là sử dụng chế phẩm probitic. Chế phẩm probitic là các chất bổ sung vi sinh vật sống hữu ích trong thức ăn. Để tìm ra các vi sinh vật hữu ích có đặc tính probitic, nhóm tác giả gồm Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền (Viện Chăn nuôi) và Dương Văn Hợp, Nguyễn Hoài Hà (Trung tâm Công nghệ Sinh học - ĐHQG Hà Nội) đã tiến hành nghiên cứu nhằm phân lập, tuyển chọn và tạo ra các tổ hợp vi sinh vật hữu ích, như nguồn vi sinh vật sống phục vụ cho việc sản xuất các chế phẩm probitic phục vụ chăn nuôi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 194 chủng vi khuẩn Lactic đã phân lập, 10 chủng đã được đánh giá các đặc tính hình thái, sinh lý, sinh hóa, các đặc tính probitic. Từ 10 chủng này đã chọn được 6 chủng có đặc tính probitic vượt trội để định danh. Các chủng vi khuẩn này hoàn toàn là các vi khuẩn lành tính, có khả năng sản sinh kháng sinh và axit lactic.
Trong số 45 chủng vi khuẩn Bacillus đã phân lập có 11 chủng được đáng giá và từ đó chọn được 4 chủng có đặc tính probitic vượt trội để định danh. Đây là các vi khuẩn lành tính có khả năng sản sinh bào tử và sản sinh các enzyme (amylaza và xellulaza)
Nhóm nghiên cứu cũng đã tạo ra được 3 tổ hợp các vi khuẩn hữu ích từ các Lactobacteria và Bacillus trên cơ sở phối hợp theo loài và các đặc tính probitic. Ở cả 3 tổ hợp các nhóm vi khuẩn không có tính đối kháng lẫn nhau và có khả năng sinh trưởng và phát triển độc lập trên cùng một môi trường nuôi cấy.
HT (Theo Tạp chí Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Nghiệp - số 18/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả