Chế tạo nanocompozit trên cơ sở cao su nhiệt dẻo polyvinylclorua/ cao su butadien-acrylnitril và nanoclay bằng phương pháp lưu hóa động.
06/01/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Theo hướng nghiên cứu này, nhóm tác giả gồm Đào Thế Minh (Việt Kỹ thuật Nhiệt đới thuộc Viện KH&CN Việt Nam), Hoàng Tuấn Hưng, Đỗ Quang Khánh (Viện Hóa hóa thuộc Viện KH&CN Việt Nam) và Nguyễn Văn Hội (K74B, Ngành Công nghệ Hóa học, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội) tiến hành nghiên cứu chế tạo nanocompozit trên cơ sở cao su nhiệt dẻo PVC/NBR (polyvinylclorua/ cao su butadien-acrylnitril) lưu hóa và nanoclay.
Cao su nhiệt dẻo trên cơ sở blend cao su/nhựa được chế tạo bằng phương pháp lưu hóa động có tính chất tốt như cao su nhiệt dẻo dạng copolyme khối, thậm chí trong nhiều truờng hợp chúng có tính chất tốt hơn. Để nâng cao tính chất cơ học của cao su nhiệt dẻo, thông thường người ta đưa vào vật liệu các chất gia cường ở dạng bột như: bột tal, mica, cacbonat canxi…hoặc dạng sợi như: sợi thủy tinh, sợi cacbon…với hàm lượng lớn do vậy, tỷ trọng của vật liệu tăng lên nhiều, độ dai và độ trong của vật liệu giảm, vật liệu khó gia công và tái chế. Một trong những giải pháp tiên tiến và hữu hiệu nhất để khắc phục những nhược điểm trên là sử dụng chất gia cường kích thước nano như nanoclay, do chúng có những tính năng ưu việt như: vật liệu nhẹ do hàm lượng clay sử dụng thấp (khoảng 2-5%), tính chất cơ học cao, bền nhiệt, chống cháy tốt, dễ tái chế… Bằng phương pháp lưu hóa động và sử dụng hệ lưu hóa là dicumyl peoxit (DCP) với hàm lượng thích hợp nhóm đã chế tạo thành công cao su nhiệt dẻo và để cao su nhiệt dẻo có tính chất cơ học tốt và dễ gia công nhất nên chọn tỷ lệ PVC/NBR là 80/20 ; nanocompozit 80 PVC/20 NBR/2% clay có dạng chèn lớp; sự có mặt của clay không những làm tăng sự tương hợp của PVC và NBR trong blend mà còn làm NBR phân tán tốt hơn trong nền PVC.
HT ( Theo Tạp Chí Hóa học T.45-5/2007)