Trước khi mua một sản phẩm nào đó, người tiêu dùng thường muốn biết cặn kẽ về sản phẩm định mua. Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống như siêu thị, cửa hàng, chợ, rất nhiều người tiêu dùng - nhất là giới trẻ, vốn tiếp cận rất nhanh với công nghệ - thường có xu hướng sử dụng internet và mạng xã hội để theo dõi các nội dung quan tâm, từ các chuyên mục tiêu dùng, đời sống, công nghệ, tư vấn của các cơ quan truyền thông đại chúng, đến các kênh bán hàng điện tử, hay tham khảo các chia sẻ, tư vấn từ mạng xã hội, cộng đồng.
Ở góc độ doanh nghiệp, đây chính là cơ hội nắm bắt phản ứng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp, để có những giải pháp hợp lý: gia tăng các sản phẩm/hoạt động được thị trường đánh giá cao; điều chỉnh kịp thời những nội dung bị người tiêu dùng phản ứng để nâng cao mức độ thỏa mãn cho khách hàng, mang lại giá trị phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những điểm tích cực, internet và mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho doanh nghiệp, khi chúng bị các đối thủ canh tranh (hay cá nhân) khai thác với mục đích xấu: như tạo tin đồn thất thiệt về sản phẩm, dịch vụ làm giảm uy tín của doanh nghiệp để phục vụ cho việc “cạnh tranh bẩn”, hoặc phục vụ cho cả các ý đồ xấu, vụ lợi…
Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất xe máy nổi tiếng của Châu Âu, khi tìm hiểu nguyên nhân doanh số giảm sút tại thị trường Việt Nam, đã tiến hành điều tra thị trường, trong đó có tìm hiểu thông tin từ các trang mạng chính thống về các tư vấn đánh giá, nhận xét của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Đón nhận những phàn nàn từ khách hàng (sản phẩm xe máy hao xăng và động cơ rất ồn), với sự cầu thị, doanh nghiệp đã nỗ lực thiết kế lại động cơ, sử dụng phụ tùng chất lượng hơn để tạo ra sản phẩm mới, khắc phục được những khiếm khuyết mà thị trường đã chỉ rõ, và quả ngọt đã quay trở về với họ.
Ví dụ trên cho thấy, việc giám sát ý kiến, phản ánh của khách hàng qua các kênh truyền thông có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp, để tự bảo vệ mình và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, để giám sát kịp thời các kênh truyền thông, doanh nghiệp phải bố trí nhân lực chuyên trách để thực hiện. Vị trí này không chỉ đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kỹ năng (tổ chức thực hiện, sử dụng các công cụ máy tính, nhạy bén với thông tin, quen thuộc với môi trường mạng…), đầu tư nhiều về thời gian, công sức và còn phải có tính kiên nhẫn.
Với kinh nghiệm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các khó khăn về thông tin trên 30 năm, được nhiều thương hiệu tên tuổi tin tưởng sử dụng thường xuyên như CholimexFood, Masan, Samco, nhựa Bình Minh, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí,…Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói* vừa tăng cường thêm nội dung Giám sát truyền thông, hứa hẹn sẽ là một công cụ hữu ích; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, phản ứng kịp thời các thông tin liên quan trong môi trường mạng.
Sử dụng công cụ Giám sát truyền thông, doanh nghiệp chỉ cần ra các quyết định cần thiết. Việc rà soát liên tục và phản hồi nhanh về doanh nghiệp các thông tin đăng tải trên truyền thông đại chúng trực tuyến có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ/hoạt động của doanh nghiệp sẽ được các chuyên gia về xử lý thông tin thực hiện.
Doanh nghiệp đăng ký dịch vụ tại http://cesti.gov.vn/dangkytrongoi. Cần thêm thông tin chi tiết, doanh nghiệp có thể truy cập: http://dichvu.cesti.gov.vn hoặc liên hệ trực tiếp tại: Phòng Cung cấp thông tin, 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM (điện thoại 028-38243826).
*Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói là dịch vụ do Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tổ chức thực hiện.